Độ bền màu với nước là gì?

Độ bền màu nước (hay độ bền màu với nước, độ lem màu với nước, tiếng Anh: Color Fastness to Water) là thuật ngữ chỉ độ chạy màu của thuốc nhuộm trên vật liệu khi chúng tiếp xúc thường xuyên với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt (ở trạng thái có nước).

***Tham khảo thêm series các bài viết về độ bền màu của vải trong ngành dệt may:

  1. Độ Bền Màu (Color Fastness) là gì? – Tổng Quát Kiến thức cơ bản về độ bền màu của vải.
  2. Độ Bền Màu Ma Sát là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp Crocking Test kiểm tra vải.
  3. Độ Bền Màu Giặt là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
  4. Độ Bền Màu Ánh Sáng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
  5. Độ bền màu với mô hôi là gì? – Kiến thức cơ bản và cách thử nghiệm độ bền màu mồ hôi của vải
  6. Độ bền màu với nước của vải là gì? – Cách kiểm tra xác định độ bền màu với nước.
  7. Độ bền màu của vải đối với nước Clo là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
  8. Độ bền màu của vải đối với nước Biển là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
  9. Độ Bền Màu Với Ép/Ủi Nóng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
2 tiêu chí cơ bản để dánh giá độ bền màu của vải là: 1 độ phai màu, 2 độ chạy màu của vải
Độ bền màu nước là thuật ngữ chỉ độ chạy màu của thuốc nhuộm trên vật liệu khi chúng tiếp xúc thường xuyên với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt.

Mục đích xác định độ bền màu của vải đối với nước.

Ở các sản phẩm may mặc dệt, được sử dụng trong môi trường ẩm ướt, việc chạy màu từ vùng vải này sang vùng vải khác (trên cùng một sản phẩm) hoặc từ vải này sang vải khác là một vấn đề rất khó chịu cho người tiêu dùng. Dù không sử dụng máy giặt để giặt nhưng việc chạy màu chéo giữa những sản phẩm nhuộm với nhau trong điều kiện ẩm ướt vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.

***Lưu ý: Việc kiểm tra độ bền màu của vải với nước khác hoàn toàn với việc kiểm tra độ bền của vải khi giặt..

Độ bền màu của vải đối với nước được xác định như thế nào?

Để đánh giá kiểm tra độ bền màu của vải trong điều kiện môi trường là nước tiếp xúc liên tục, nhà sản xuất thường thử nghiệm các mẫu vải dựa trên 2 tiêu chuẩn cơ bản như sau.

Tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu của vải đối với nước:

  • ISO 105 – E01 1994: Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế dành cho đánh giá độ bền của vải đối với nước.
  • AATCC 107: 2002: Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc Hoa Kỳ dành cho đánh giá độ bền màu của vải đối với nước.

Thực hiện thử nghiệm đánh giá độ bền màu

Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau sơ lược qua quá trình thực hiện thử nghiệm đánh giá độ bền của vải bằng dựa trên 2 tiêu chuẩn ISO 105 – E01 1994 & AATCC 107: 2002

Tóm tắt nhanh quá trình thực hiện

Làm ướt hoàn toàn mẫu thử gồm Mẫu vải A & Mẫu vải B trong nước cất ở nhiệt độ phòng rồi để ráo nước (chú ý chỉ là ráo nước chứ không sấy khô). Đặt mẫu thử vào giữa hai tấm thủy tinh hoặc nhựa rồi cho vào máy ép chuyên dụng dùng để thử độ bền màu của vải (tiếng Anh: Perspiration Tester) dưới áp lực (sức ép) và thời gian theo tiêu chuẩn đánh giá của ISO hoặc AATCC. Sấy khô mẫu thử rồi dùng thước xám để đánh giá sự chạy màu từ mẫu vải A sang B rồi xếp hạng chúng.

Tiêu Chuẩn Chi tiết nội dung kiểm tra
ISO 105 – E01 Giữ trong lò với nhiệt độ 37 ± 2°C trong 4 giờ dưới áp suất 5 kg. Làm khô nó bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ không quá 60°C
AATCC 107 Giữ trong lò với nhiệt độ 38 ± 1°C, trong 18 giờ dưới áp suất 4,5 kg. Làm khô nó bằng cách treo trong không khí tại phòng nhiệt độ.

Chi tiết cách thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105 – E01

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị thử nghiệm.

  1. Máy ép chuyên dụng (tiếng Anh: Perspiration Tester)
  2. Lò gia nhiệt (Oven)
  3. Thước xám (Grey scale)
  4. Tủ so màu (tiếng Anh: Color matching chamber)
  5. 2 tấm thủy tinh hoặc nhựa.
  6. Vật nặng 12.5 kPa hoặc 5kg.
  7. Mẫu vải thử tiêu chuẩn ISO 105-F:1985 (Standard adjacent fabrics)
  8. Và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
Máy ép chuyên dụng dùng cho thị nghiệm độ bền màu với nước của vải
Máy ép chuyên dụng dùng cho thị nghiệm độ bền màu với nước của vải

Bước 2: Chuẩn bị thuốc thử.

Thuốc thử ở thử nghiệm này đơn giản chỉ là nước. Chúng ta phải sử dụng nước cất, nước khử Ion, nước cấp 3 để dùng cho thử nghiệm. Vì loại nước từ vòi có lẫn tạp chất sẽ ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm.

Nước sử dụng cho thử nghiệm:

  • Nước cất
  • Nước khử Ion
  • Nước cấp 3 (nước tiêu chuẩn loại 3)

Bước 3: Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu Vải, Xơ, Sợi nhuộm cần thử nghiệm đồ bền màu đối với nước được chuẩn bị với kích thước tiêu chuẩn 40 X 100 mm (4 x 10 cm). Mẫu thử của chúng ta sẽ gồm Mẫu cần thử (Mẫu A) và Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B). 

  • Nếu mẫu thử là Vải: Ta khâu 2 Mẫu A & B với nhau dọc theo cạnh ngắn nhất của vải sao cho vải thử kèm áp mặt của phải (mặt nhuộm) mẫu vải cần thử.
  • Nếu mẫu thử là Xơ, Sợi: Ta lấy lượng sợi hoặc xơ bằng một nửa khối lượng của các vải thử kèm. Đặt xơ, sợi (Mẫu A) này giữa 2 mẫu vải bao gồm: Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B). Kích thước 4 x 10 cm. Một mẫu vải không bắt thuốc nhuộm (Mẫu C). Kích thước 4 x 10 cm. Khâu 4 cạnh của mẫu B & C sao cho mẫu A nằm giữa không bị rơi ra ngoài.

***Chú thích: Phân biệt những mẫu như sau

  • Mẫu Thử = Mẫu vải A + B + C (mẫu C  được dùng nếu A là xơ sợi)
  • Mẫu vải A = Mẫu vải cần thử.(có thể là vải, sơ, sợi)
  • Mẫu vải B = Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm. Có thể là vải đợn sơi hoặc vải đa sợi.
  • Mẩu vải C = Mẫu vải không bắt thuốc nhuộm. Chỉ dùng để may túi thử nếu Mẫu A là sơ hoặc sợi.

***@Lưu ý thêm: Mẫu vải B cần 1 số lưu ý sau:

Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B) có thể là:

  1. Mẫu B vải thử đa sợi (hay Vải liền kề tiêu chuẩn):  là một tấm vải đa sợi tập hợp của nhiều loại vải được dệt với cấu trúc dệt hẹp với nhau. Mẫu vải được may theo tiêu chuẩn quốc như ISO 105-F:1985 gồm: 1: Len; 2: Bông và viscose; 3: Polyamid; 4: Polyester; 5: Acrylic; 6: Lụa; 7: acetate thứ cấp; 8: Triacetate; 9: Cotton.
  2. Mẫu B vải may đơn sợi: là mẫu vải chỉ may 1 chất liệu duy nhất. Nếu là vải đơn sợi thì tra cứu thêm phụ bảng phía dưới.

Nếu Mẫu Vải A là:

Thì Mẫu Vải B sẽ là:

bông

len

len

bông

tơ tằm

bông

lanh

len

vitcô

len

axetat hoặc triaxetat

vitcô

polyamit

len hoặc bông

polyeste

len hoặc bông

arcylic

len hoặc bông

Bước 4: Thực hiện thử nghiệm.

Chuẩn bị 3-4 mẫu thử khác nhau để bỏ vào máy ép cùng một lúc
Chuẩn bị 3-4 mẫu thử khác nhau để bỏ vào máy ép cùng một lúc

Dưới đây là các bước thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105 – E01.

  • Bước A: Làm ướt mẫu thử đã được chuẩn bị ở nhiệt độ phòng trong từng cốc thủy tinh riêng biệt bằng nước cất. Có thể thử nghiệm nhiều mẫu thử khác nhau cùng một lúc. Phơi ráo tất mẫu thử ở nhiệt độ phòng.
  • Bước B: Đặt mẫu thử vào giữa các miếng nhựa (hoặc kính) bằng que thủy tinh (loại dùng trong phòng thí nghiệm) sao cho không có bóng khí ở giữa các mẫu thử. Cho chúng vào máy ép chuyên dụng (Perspiration Tester) ép dưới áp suất 5 kg.
  • Bước C: Đặt máy ép chuyên dụng có chứa mẫu thử vào Lò gia nhiệt ở nhiệt độ 37± 2°C liên tục trong 4 giờ.
  • Bước D: Lấy mẫu thử ra khỏi lò, tháo chúng ra khỏi máy ép, làm khô mẫu thử bằng cách treo trong không khí ở nhiệt độ không quá 60°C
  • Bước E: Chuyển qua cho kỹ thuật viên so sánh đưa ra đánh giá.
Mầu thử nghiệm bao gồm mẫu vải A và mẫu vải B được may ở 1 gốc.
Mầu thử nghiệm bao gồm mẫu vải A và mẫu vải B (Vải liền kề tiêu chuẩn) được may ở 1 gốc.

Bước 5: Đánh giá độ bền màu đối với nước của vải theo ISO 105 – E01

Kỹ thuật viên sẽ dùng thước đánh giá bằng thước xám dùng để đo chạy màu (Grey Scale for staining) để so sánh đánh giá sự của mẫu dây màu của mẫu vải trắng đa sợi tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B) bằng cách so sánh với thang màu xám rồi đưa ra xếp hạng cấp bền màu của Mẫu vải thử độ bền (Mẫu B).

Báo cáo kết quả thử nghiệm cho phía đối tác khách hàng
Báo cáo kết quả thử nghiệm cho phía đối tác khách hàng

Thước xám dùng để đo chạy màu (Grey Scale for staining) được thiết kế bao gồm mười cặp màu trắng và xám. Những cặp màu này được đánh số từ 1 tới 5.

  • Ở cấp số 5 có hai mày bao gồm hai màu trắng giống hệt nhau. Điều này chứng tỏ màu không xảy ra hiện tượng chạy màu (dây màu, lem màu).
  • Ở cấp số 1 có hai màu bao gồm một màu xám và một màu trắng với cường độ màu khác biệt lớn nhất trong thang màu. Điều này cho thấy sự tương phản lớn, từ đó ta có thể nhận xét được rằng hiện tượng chạy màu diễn ra là rất lớn, nên suy ra độ bền màu của vật liệu thử nghiệm là Kém nhất
  • Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 với mức độ tương phản tăng dần. Điều này cho ta biết mức độ bền màu của vật liệu thử nghiệm giảm dần từ 5 xuống 1.
Thước xám dùng để đo độ chay màu của vải (Gray Scale for staining)
Thước xám dùng để đo độ chay màu của vải (Gray Scale for staining)

***Lưu ý một số điều như sau :

  • Đối với mẫu vải có nhiều màu sắc khác nhau ta chỉ đánh giá ở nơi nào có độ chạy màu (lem màu, dây màu) tồi tệ nhất là được.
  • Độ bền màu (cấp bền màu) chấp nhận được nhà sản xuất và khách hàng thảo luận chi tiết trong hợp đồng giao dịch.

Bài Viết Được Viết Bởi Xưởng May Gia Công DOSI – Chuyên nhận may gia công các loại quần áo theo yêu cầu, đơn đặt hàng của đối tác.

Tham khảo một số dịch vụ của chúng tôi:

SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline

Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/

Google Map: https://goo.gl/maps/wcy4GKtSuZz

Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!