ĐỘ BỀN MÀU LÀ GÌ?

Độ bền màu (tiếng Anh: color fastness) là một thuật ngữ được sử dụng sử dụng trong việc nhuộm các vật liệu dệt may, để chỉ đặc trưng cho khả năng chống phai màu (tiếng Anh: color change)chống chạy màu (tiếng Anh: color staining hay còn gọi là lem màu, dây màu) của vật liệu. Hay đó thể nói đây chính là sức kháng cự của màu trong vật liệu (các loại vải sợi).

Độ bền màu của vải thường bị ảnh hưởng dưới các tác động cơ học, hóa học thường có trong một số quá trình như: giặt giũ, ma sát trong máy vắt, ánh sáng khi phơi, với nước, với mồ hôi…. Độ bền màu của vải (độ dây màu, hay màu có bị lem màu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất được người tiêu dùng quan tâm khi lựa mua quần áo cho gia đình. Vì vậy đánh giá độ bền màu của vải là quá trình rất quan trọng trong việc sản xuất.

***Lưu ý: Bài viết dưới đây được viết để chuyên về Độ Bền Màu Của Vải.

***Tham khảo thêm series các bài viết về độ bền màu của vải trong ngành dệt may:

  1. Độ Bền Màu (Color Fastness) là gì? – Tổng Quát Kiến thức cơ bản về độ bền màu của vải.
  2. Độ Bền Màu Ma Sát là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp Crocking Test kiểm tra vải.
  3. Độ Bền Màu Giặt là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
  4. Độ Bền Màu Ánh Sáng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
  5. Độ bền màu với mô hôi là gì? – Kiến thức cơ bản và cách thử nghiệm độ bền màu mồ hôi của vải
  6. Độ bền màu với nước của vải là gì? – Cách kiểm tra xác định độ bền màu với nước.
  7. Độ bền màu của vải đối với nước Clo là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
  8. Độ bền màu của vải đối với nước Biển là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
  9. Độ Bền Màu Với Ép/Ủi Nóng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
Độ bền màu của vải là khả năng vải kháng lại sự phai màu và chạy màu  trong một số điều kiện sử dụng, nhiệt độ, hóa chất… khác nhau.
Độ bền màu của vải là khả năng vải kháng lại sự phai màu và chạy màu trong một số điều kiện sử dụng, nhiệt độ, hóa chất… khác nhau.

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MÀU CỦA VẢI.

Độ bền màu của vải thường trải qua các quá trình kiểm tra (quá trình test) nhầm đánh giá 2 tiêu chí cơ bản như sau:

Tiêu chí 1: Sự thay đổi màu sắc – Color change

Những thay đổi màu sắc, độ phai màu, cường độ màu của vật liệu (vải, sơ sợi,…) trước và sau quá trình kiểm tra sẽ là tiêu chí đánh giá độ bền màu đầu tiên.

Độ phai màu của vải là tiêu chí đầu tiên trong quá trình test
Độ phai màu sắc (Color change) của vải là tiêu chí đầu tiên trong quá trình test.

Tiêu chí 2: Sự chạy màu – Color Staining

Những yếu tô lem màu, dây mau, chạy màu của vật liệu nhuộm lên những vậy liệu không nhuộm trước và sau các quá trình thử nghiệm là tiêu chí đánh giá thứ 2 của độ bền màu.

2 tiêu  chí cơ bản để dánh giá độ bền màu của vải là: 1 độ phai màu, 2 độ chạy màu của vải
2 tiêu chí cơ bản để đánh giá độ bền màu của vải bao gồm: 1 độ phai màu, 2 độ chạy màu của vải.

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MÀU.

Hiên nay có khá nhiều tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu của vải được nhiều tổ chức đưa ra như: ISO, AATCC, SDC, BG, JIG .Nhưng dưới đây tôi chỉ nói sơ qua 3 tiêu chuẩn từ 3 tổ chức được sử dụng nhiều nhất.

Tiêu chuẩn AATCC.

AATCC (tiếng Anh: American Association of Textile Chemists and Colorists):  là tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may hoa kỳ. Họ đưa ra tới 66 quy trình thử nghiệm về độ bền màu khác nhau.

Logo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may Hoa Kỳ (AATCC)
Logo tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may Hoa Kỳ (AATCC)
Thước Xám Grayscale AATCC
Thước Xám Grayscale For Color Change AATCC – Loại Thước Xám Dùng Để Đo Độ Bền Màu Theo Tiêu Chuẩn Của AATCC

Tiêu chuẩn SDC.

SDC (tiếng Anh: Society of Dyers and Colorists): là Tiêu chuẩn của hiệp hội kiểm tra độ bền màu của châu âu (EU) thành lập năm 1929.

Logo chuẩn của hiệp hội SDC
Logo chuẩn của hiệp hội hiệp hội kiểm tra độ bền màu của châu âu (SDC)
Thước xám là dụng cụ dùng để kiểm tra độ bền màu nhuộm vải trong các quá trình dệt may
Thước xám SDC & AATCC (Grayscale) là những dụng cụ dùng để kiểm tra độ bền màu & độ chạy màu trong quá trình nhuộm vải.

Tiêu chuẩn ISO.

ISO (International Organization for Standardization): là tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế. Vào năm 1947, tổ chức ISO thành lập tiểu ban chuyên về tiêu chuẩn hóa độ bền màu cho quốc tế sử dụng. Họ đưa ra thang đo tiêu chuẩn sự bền màu như sau:

  • Thang đo độ bền màu đối với yếu tố ánh sáng: Có giá trị từ 1~8.
  • Thang đo độ bền màu đối với  các yếu tố khác: Có giá trị từ 1~5.
Logo tiêu chuẩn của Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế ISO
Logo tiêu chuẩn của Hiệp hội tiêu chuẩn quốc tế ISO

CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN MÀU CỦA VẢI.

Để đánh giá độ bền màu của vải, mức độ thay đổi, phai màu và độ dây màu của các vật liệu (ở đây là vải) lên các vật liệu khác thì chúng sẽ sử dụng thước xám (tiếng Anh: Grey Scale) so sánh độ đổi màu/ dây màu của vật liệu, rồi ta so sánh chúng dựa vào những quy định và tiêu chuẩn đánh giá chung từ các tổ chức quốc tế đựa ra.  Việc đánh giá được chuẩn hóa bằng việc sử dụng thước xám tiêu chuẩn (tiếng Anh: Grey Scale) so sánh kết quả trước sau của các vật liệu dựa vào các thang đánh giá tiêu chuẩn của ISO, AATCC, SDC.

***Xem chi tiết hơn: Thước Xám (Grayscale) là gì?– Dụng cụ để kiểm tra độ bền màu

Thước xám bao gồm 2 loại như sau:

Thước xám đo độ bền màu và thước xám đo độ chạy màu của vải
Thước xám đo độ bền màu và thước xám đo độ chạy màu của vải (Grey Scale for color change & Grey Scale for staining)
Đánh giá độ bền màu bằng cách so sánh kết quả dựa vào thước xám (grey scale) tiêu chuẩn
Đánh giá độ bền màu bằng cách so sánh kết quả dựa vào thước xám (grey scale).
Một số loại thước đánh gia sự  phai màu, chạy màu khác nhau.
Một số loại thước đánh giá sự phai màu, chạy màu khác nhau.
Thước Xám Grayscale AATCC
Thước Xám Grayscale AATCC Hình ảnh Chụp Thật Tế Xưởng May DOSI

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỘ BỀN MÀU

Độ bền màu của vải rất quan trọng vì đây là tiêu chí dễ nhận biết nhất, nên người tiêu dùng thường đánh giá sản phẩm họ mua dựa qua độ bền màu của nó. Nếu sản phẩm có độ bền màu tốt thì họ cho rằng chất lượng vải cao và nếu sản phẩm có độ bền màu kém thì họ cho rằng chất lượng vải kém. 

Đối với vải dệt thì có rất nhiều tiêu chí để đánh chất lượng của chúng. Nhưng do yếu tô sễ nhận biết như trên nên tiêu chí độ bền màu của vải là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng bật nhất trong ngành dệt, may mặc.

Nhà sản xuất hiểu rõ diều đó nên thường rất coi trọng độ bền màu của vải. Vải được đánh giá chất lượng cao là loại vải bất chấp hầu hết các điều kiện, môi trường, hóa chất khác nhau như trong các quá trình giặt giũ, mài mòn, ánh sáng…. mà độ bền màu vẫn giữ màu không bị xuống cấp trong một khoảng thời gian tương đối.

Độ bền màu vải là khả năng kháng lại sự phai màu và chạy màu của vật liệu trong một số điều kiện sử dụng khác nhau
Độ bền màu là tiêu chí dễ nhận biết nhất. Nên người tiêu dùng thường đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua độ bền màu của nó. Vì vậy độ bền màu rất quan trọng đối với nhà sản xuất.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘ BỀN MÀU.

Ở đây chúng ta đang nói về những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu. Có 3 yếu tố khác nhau xuất hiện ở độ bền màu của vải đó là:

  • Vải bền màu: Tùy theo loại sợi vải mà độ bền liên kết giữa thuốc nhuộm và sợi vải mạnh hay yếu. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu của thuốc nhuộm lên vải sẽ là cao hay thấp tương ứng. 
  • Bền màu: Tùy theo kỹ thuật nhuộm, loại thuốc nhuộm có thích hợp hay không, cường độ màu nhuộm đậm hay nhạt như thế nào, cách giặt giữ màu ra sao, vai trò của một số kỹ thuật khác, hóa chất cầm màu cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền màu của vải.
  • Những yếu tố khác trong quá trình sử dụng: Các yêu tố môi trường như năng mưa, những yếu tố khác trong quá trình sử dụng như giặt giũ, ma sát trong máy vắt, nước xa bông, ép/ủi đồ, yếu tố về nước, mồ hôi…. cũng là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới độ bền màu của vải.

Cả 3 yếu tố “Vải Bền Màu” “Bền Màu” và “Môi Trường” là 3 yếu tố sẽ bổ trợ cho nhau từ đó tổng hợp thành độ bền màu chung cho sản phẩm.

Yếu tố 1: Vải Bền Màu.

Vải bền màu là độ bền màu của vải phụ thuộc lớn vào yếu tố vải đó là loại vải gì? tính chất hóa học như thế nào? Và quan hệ giữa thuốc nhuộm và loại vải mà nhà sản xuất cần nhuộm.

Thuốc nhuộm trong vải bền màu

Đây là yếu tố được nói gọn trong một câu: “Loại vải sơ sợi nào thì phải dùng loại thuốc nhuộm tương thích với loại vải sơ sợi đó” Dưới đây là một số ví dụ cho các bạn hiểu thêm về vải bền màu với thuốc nhuộm thích hợp.

Ví dụ về loại vải sợi Cellulose.

Loại vải sợi Cellulose (Cotton) thì thích hợp với thuốc nhuộm hoạt tính (tiếng Anh: Reactive dyes). Thuốc nhuộm hoạt tính có độ bền màu rất tốt vì nó tạo ra liên kết cộng hóa trị xảy ra trong quá trình nhuộm. (Covalent bond). Thuốc nhuộm hoạt tính được sử dụng phổ biến nhất trong nhuộm cellulose như bông hoặc lanh….

Thuốc nhuộm hoạt tính là loại thuốc nhuộm phổ biến trong việc nhuộm cellulose
Thuốc nhuộm hoạt tính là loại thuốc nhuộm phổ biến trong việc nhuộm vải cellulose
Ví dụ về loại vải sợi Polyester

Loại vải sợi Polyester thì ta thường dùng thuốc nhuộm phân tán. Thuốc nhuộm phân tán (tiếng Anh: Disperse dyes) là thuốc nhuộm không tan trong nước duy nhất nhuộm polyester và sợi acetate. Phân tử thuốc nhuộm phân tán là phân tử thuốc nhuộm nhỏ nhất trong số tất cả các thuốc nhuộm. Vì vậy khi nhuộm phân tử thuốc nhuộm với độ phân tán cao sẽ khuếch tán sâu vào trong mao quản xơ sợi đang ở trạng thái trương nở lớn ở điều  kiện nhiệt độ cao. Khi hạ nhiệt xuống thấp các mao quản xơ sợi co hẹp lại từ đó giữ chặt các phân tử thuốc nhuộm. Sau quá trình nhuộm phân tán chỉ cần giặt sạch phần thuốc nhuộm còn sót lại bên ngoài bề mặt xơ sợi, thì độ bền màu của vải sợi là rất tốt.

Thuốc nhuộm phân tán là loại thuốc nhuộm thường dùng để nhuộm các loại vải Polyester ,acetate
Thuốc nhuộm phân tán là loại thuốc nhuộm thường dùng để nhuộm các loại vải Polyester ,acetate

Yếu tố 2: Bền Màu

Tùy theo kỹ thuật nhuộm, loại thuốc nhuộm, cường độ màu nhuộm, cách giặt giữ màu ra sao, hóa chất cầm màu, vai trò của một số kỹ thuật khác cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến độ bền màu của vải. Vì vậy nhà sản xuất cần nắm rõ kỹ thuật nhuộm, loại thuốc, liều lượng, mục đích nhuộm sẽ giúp cho độ bền màu tăng lên nhiều.

Ví dụ thực tế về bền màu

Lấy sợi cellulose (Cotton) ra làm ví dụ. Nếu ta sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính (tiếng Anh: Reactive dyes) thì sẽ giống như trên.

Còn nếu ta dùng một thuốc nhuộm khác như thuốc nhuộm trực tiếp (Direct dyes) để nhuộm thì sao? Thuốc nhuộm trực tiếp sẽ tạo liên kết Hidro và lực hấp phụ Van der Waals trong quá trình nhuộm nên chúng có độ bền màu yếu hơn. Từ đó cho nên độ bền màu của loại vải này rất yếu hơn do yếu tố thuốc nhuộm. Vì độ bền màu yếu, nếu ta muốn màu có cường độ cao, trung bình thì ta buộc phải nhờ tới tác dụng của hóa chất cầm màu (fixing agent), mới có được độ bền màu chấp nhận được nhờ yếu tố chất cầm màu (fixing agent). Và nhiều yếu tố khác nữa.

Yếu tố 3: Những yếu tố khác trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình sử dụng các loại quần áo, các loại sản phẩm về vải sợi. Chúng thường trải qua các tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố khác như môi trường như nắng, mưa, nước clo, các quá trình giặt ủi…..

Những yếu tố khác trong quá trình sử dụng:

  • Nắng, mưa, mưa axit….
  • Nước, nước clo, nước tẩy, xà bông….
  • Nước biển, nước clo hồ bơi….
  • Giặt ủi, sấy khô, vắt xả, ma sát….
  • …… 

PHÂN LOẠI CÁC ĐỘ BỀN MÀU KHÁC NHAU CỦA VẢI.

Vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải, các tổ chức đo lường quốc tế về dệt may đã quan tâm, phân loại, định nghĩa, tiêu chuẩn hóa các loại độ bền màu khác nhau thành một hệ thống để tiện cho việc thử nghiệm đánh giá độ bền màu của các nhà sản xuất sản phẩm dệt may trước khi cho thành phẩm xuất xưởng.

Các loại độ bền màu của vải bao gồm:

Độ Bền Màu Giặt

Độ Bền Màu Ma Sát.

Độ bền màu ma sát (tiếng Anh: Color Fastness to Crocking or Rubbing Fastness) là một thuật ngữ chỉ đặc điểm của hiện tượng sức kháng lại của sự chạy màu (tiếng Anh: color staining) và phai màu (tiếng Anh: color change) vải khi màu của nó chuyển từ bề mặt của loại vải A sang bề mặt của loại vải B trong quá trình ma sát ở điều kiện vải khô hoặc ướt.

***Chuyển tới trang chuyên về: Độ bền màu ma sát của vải là gì?

Sử dụng máy Crock-meter để làm thí nghiệm về độ bền màu ma sát của vải.
Sử dụng máy Crock-meter để làm thí nghiệm về độ bền màu ma sát của vải.

Độ Bền Màu Ánh Sáng

Độ bền màu ánh sáng (tiếng Anh: Color Fastness to Light, Light Fastness Grade) là một thuật ngữ chỉ đặc điểm của hiện tượng chất tạo màu (thuốc nhuộm) có trong vật liệu kháng lại sự phai màu (tiếng Anh: Color change) của nó trước tác động của các nguồn sáng như ánh sáng mặt trời.

***Chuyển tới trang chuyên về: Độ bền màu ánh sáng của vải là gì?

Một mẫu vải bị phai màu trong quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
Những mẫu vải bị phai màu trong quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Độ Bền Màu Mồi Hôi

Đồ bền màu với mô hôi (độ bền màu mô hồi, độ bền màu của vải với mô hôi, tiếng Anh: Color fastness to perspiration)là một thuật ngữ được chuyên môn sử dụng trong ngành nhuộm các vật liệu dệt may, để chỉ đặc trưng cho khả năng kháng lại sự phai màu và mất màu của vật liệu nhuộm trong môi trường tiếp xúc liên tục với mô hôi của con người.

***Chuyển tới trang chuyên về: Độ bền màu với mô hôi là gì? – Kiến thức cơ bản và cách thử nghiệm độ bền màu mồ hôi của vải

Sự phai màu của vải xảy ra khi thành phần của thuốc nhuộm phản ứng với mồ hôi con người
Sự phai màu của vải xảy ra khi thành phần của thuốc nhuộm phản ứng với mồ hôi con người

Độ Bền Màu Với Nước

Độ bền màu nước (hay độ bền màu với nước, độ lem màu với nước, tiếng Anh: Color Fastness to Water) là thuật ngữ chỉ độ chạy màu của thuốc nhuộm trên vật liệu khi chúng tiếp xúc thường xuyên với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt (ở trạng thái có nước).

***Chuyển tới trang chuyên về: Độ bền màu với nước của vải là gì? – Cách kiểm tra xác định độ bền mau với nước

2 tiêu chí cơ bản để dánh giá độ bền màu của vải là: 1 độ phai màu, 2 độ chạy màu của vải
Độ bền màu nước là thuật ngữ chỉ độ chạy màu của thuốc nhuộm trên vật liệu khi chúng tiếp xúc thường xuyên với vật liệu khác ở trạng thái ẩm ướt.

Độ Bền Màu Với Nước Biển

Độ Bền Màu Với Nước Clo

Độ bền màu nước Clo (hay độ bền màu của vật liệu đối với nước Clo, tiếng Anh: Colorfastness to Chlorinated Water or Color Fastness to Chlorine) là thuật ngữ chỉ khả năng kháng cự lại sự phai màu, chảy màu của thuốc nhuộm có trong vật liệu nhuộm ở môi trường nước có chứa Clo.

***Chuyển tới trang chuyên về: Độ bền màu của vải đối với nước Clo là gì?

Những loại trang phục, sản phẩm dùng ở hồ bơi rất cần được trải qua thử nghiệm độ bền màu đối với nước Clo trước khi sản xuất
Những loại trang phục, sản phẩm dùng ở hồ bơi rất cần trải qua thử nghiệm độ bền màu đối với nước Clo trước khi sản xuất

Độ Bền Màu Với Ép/Ủi Nóng

 

Bài Viết Được Viết Bởi Xưởng May Gia Công DOSI – Chuyên nhận may gia công các loại quần áo theo yêu cầu, đơn đặt hàng của đối tác.

Tham khảo một số dịch vụ của chúng tôi:

SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline

Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/

Google Map: https://goo.gl/maps/wcy4GKtSuZz

Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!