Độ bền màu với mô hôi là gì?
Đồ bền màu với mô hôi (độ bền màu mô hồi, độ bền màu của vải với mô hôi, tiếng Anh: Color fastness to perspiration) là một thuật ngữ được chuyên môn sử dụng trong ngành nhuộm các vật liệu dệt may, để chỉ đặc trưng cho khả năng kháng lại sự phai màu và mất màu của vật liệu nhuộm trong môi trường tiếp xúc liên tục với mô hôi của con người. Sự phai màu xảy ra là do các thành phần thuốc nhuộm phản ứng với mồ hôi con người. Thành phần có trong mồ hôi con người thay đổi theo từng cá nhân, trong từng điều kiện khác nhau mức mồ hôi sẽ ít nhiều khác nhau.
***Tham khảo thêm series các bài viết về độ bền màu của vải trong ngành dệt may:
- Độ Bền Màu (Color Fastness) là gì? – Tổng Quát Kiến thức cơ bản về độ bền màu của vải.
- Độ Bền Màu Ma Sát là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp Crocking Test kiểm tra vải.
- Độ Bền Màu Giặt là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
- Độ Bền Màu Ánh Sáng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
- Độ bền màu với mô hôi là gì? – Kiến thức cơ bản và cách thử nghiệm độ bền màu mồ hôi của vải
- Độ bền màu với nước của vải là gì? – Cách kiểm tra xác định độ bền màu với nước.
- Độ bền màu của vải đối với nước Clo là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra.
- Độ bền màu của vải đối với nước Biển là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
- Độ Bền Màu Với Ép/Ủi Nóng là gì? – Kiến thức cơ bản và phương pháp kiểm tra. (chưa có bài viết đang cập nhật)
Mục đích xác định độ bền màu của vải đối với mồ hôi.
Ở các sản phẩm may mặc, nhất là ở những quốc gia có khi hậu nóng bức thì việc quần áo người mặc hàng ngày sẽ luôn ít nhều tiếp xúc liên tục trong môi trường có mồ hôi của con người. Không chỉ quần áo mặc hàng ngày, hiện nay các loại đồ thể thao tập gym ngày càng phổ biến. Việc tích tụ mồ hôi tại một số vùng đặt biệt + việc mồ hôi phản ứng với nhiệt độ & ánh sáng mặt trời được coi là nguyên nhân gây ra việc phai màu, lem màu gây khó chịu phiền hà cho người sử dụng. Ngoài ra các loại khăn tắm, khăn cá nhân, nón… cũng là những sản phẩm tiếp xúc nhiều với mô hôi của con người.
Vì những lý do trên các nhà sản xuất dệt may luôn phải dành mối quan tâm đặc biệt cho độ bền màu của vải đối với mồ hôi là điều hoàn toàn đúng đắn.
Độ bền màu của vải đối với mồ hôi được xác định như thế nào?
Các phương pháp kiểm tra mức độ bền của vật liệu nhuộm kháng mồ hôi đã được thành lập bởi ISO, AATCC và các tiêu chuẩn khác. Các tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định độ bền màu của tất cả các loại và các dạng vật liệu dệt đối với tác động của mồ hôi người.
Vì vậy để đánh giá kiểm tra độ bền màu của vải trong điều kiện môi trường tiếp xúc liên tục với mồ hôi con người, nhà sản xuất thường thử nghiệm các mẫu vải dựa trên 2 tiêu chuẩn cơ bản như sau.
Tiêu chuẩn đánh giá độ bền màu của vải đối với mồ hôi:
- ISO 105 – EO4 1994 – Tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế dành cho đánh giá độ bền của vải đối với mô hôi của con người. Mẫu được thử nghiệm và đánh giá trong môi trường Acid và Kiềm.
- AATCC 15:2002 – Tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc ngành dệt may Hoa Kỳ dành cho đánh giá độ bền màu của vải. Mẫu được thử nghiệm và đánh giá trong môi trường Acid.
Thực hiện thử nghiệm đánh giá độ bền màu
Dưới đây chúng ta hãy cùng nhau sơ lược qua quá trình thực hiện thử nghiệm đánh giá độ bền của vải bằng dựa trên 2 tiêu chuẩn ISO 105 – EO4 1994 & AATCC 15:2002
Tóm tắt nhanh quá trình thực hiện
Mẫu thử bao gồm các mẫu thử vật liệu dệt (Mẫu A) được cho tiếp xúc với vải đa sợi (Mẫu B), rồi ngầm chúng vào dung dịch kiềm và axit mô phỏng mồ hôi con người. Đặt mẫu thử vào giữa hai tấm thủy tinh hoặc nhựa rồi cho vào máy ép chuyên dụng dùng để thử độ bền màu của vải (tiếng Anh: Perspiration Tester) dưới áp lực (sức ép) và thời gian theo tiêu chuẩn đánh giá của ISO hoặc AATCC. Sấy khô mẫu thử rồi dùng thước xám để đánh giá sự chạy màu từ mẫu vải A sang B rồi xếp hạng độ bền màu của chúng.
Thành Phần Hóa Chất | ISO 105 – E04 | AATCC 15 – 2002 (1994) |
|
Thuốc thử Kiềm | Thuốc thử Acid | Thuốc thử Acid | |
L- histidine monohydrochloride monohydrate (C6H9O2N3.HCl.H2O) |
0.5 g | 0.5 g | 0.25 ± 0.001 g |
Sodium chloride (NaCl) | 5.0 g | 5.0 g | 10 ± 0.01 g |
Disodium hydrogen orthophosphate dodecahydrate (Na2HPO4 .12H2O) or Disodium hydrogen orthophosphate dihydrate (Na2HPO4.2H2O | 5.0 g | ||
Sodium dihydrogen orthophosphate, anhydrous (Na2HPO4) |
2.5 g | 2.2 g | 10 ± 0.01 g |
Lactic acid (85%) | 10 ± 0.01 g | ||
Tổng khối lượng | 1 lít | 1 lít | 1 lít |
pH | 8.0 | 5.5 | 4.3 ± 0.2 |
Kích thước mẫu thử | 100 x 40 mm | 60 x 60 mm | |
Điều kiện kiểm tra | Giữ trong lò với nhiệt độ 37 ± 2°C trong 4 giờ dưới áp suất 5 kg. | Giữ trong lò với nhiệt độ 38 ± 1°C trong 6 giờ dưới áp suất 4.54 kg. |
Chi tiết cách thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 105 – E04
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thiết bị thử nghiệm.
- Máy ép chuyên dụng (tiếng Anh: Perspiration Tester)
- Lò gia nhiệt (Oven).
- Thước xám (Grey scale).
- Tủ so màu (tiếng Anh: Color matching chamber).
- 2 tấm thủy tinh hoặc nhựa.
- Dĩa thủy tinh đáy phẳng (dùng trong phòng thí nghiệm).
- Mẫu vải thử đa sợi tiêu chuẩn .
- Và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.khác.
Bước 2: Chuẩn bị thuốc thử.
Dung dịch thuốc thử kiềm:
Dung dịch kiềm, mới pha, trong 1 lít chứa: 0,5 g L-histidin monohydroclorua monohydrate (C6H9O2N3.HCl.H2O); 5 g natri clorua (NaCl); và 5 g dinatri hydro octophosphat dodecahydrat (Na2HPO4.12H2O); hoặc 2,5 g dinatri hydro octophosphat dihydrat (Na2HPO4.2H2O). Dung dịch được điều chỉnh tới pH 8 (± 0,2) bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l.
Dung dịch thuốc thử Axit:
Dung dịch axit, mới pha, trong 1 lít chứa: 0,5 g L-histidin monohydroclorua monohydrat (C6H9O2N3.HCl.H2O); 5 g natri clorua (NaCl); 2,2 g natri dihydro octophosphat dihyrat (NaH2PO4.2H2O). Dung dịch được điều chỉnh tới pH 5,5 (± 0,2) bằng dung dịch natri hydroxit 0,1 mol/l.
Bước 3: Chuẩn bị mẫu thử
Mẫu thử bao gồm các mẫu thử vật liệu dệt (Mẫu A) được cho tiếp xúc với vải đa sợi (Mẫu B). Mẫu Vải, Xơ, Sợi nhuộm cần thử nghiệm đồ bền màu đối với nước được chuẩn bị với kích thước tiêu chuẩn 40 X 100 mm (4 x 10 cm).
- Nếu mẫu thử là Vải: Ta khâu 2 Mẫu A & B với nhau dọc theo cạnh ngắn nhất của vải sao cho vải thử kèm áp mặt của phải (mặt nhuộm) mẫu vải cần thử.
- Nếu mẫu thử là Xơ, Sợi: Ta lấy lượng sợi hoặc xơ bằng một nửa khối lượng của các vải thử kèm. Đặt xơ, sợi (Mẫu A) này giữa 2 mẫu vải bao gồm: Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B). Kích thước 4 x 10 cm. Một mẫu vải không bắt thuốc nhuộm (Mẫu C). Kích thước 4 x 10 cm. Khâu 4 cạnh của mẫu B & C sao cho mẫu A nằm giữa không bị rơi ra ngoài.
***Chú thích: Phân biệt những mẫu như sau
- Mẫu Thử = Mẫu vải A + B + C (mẫu C được dùng nếu A là xơ sợi)
- Mẫu vải A = Mẫu vải cần thử.(có thể là vải, sơ, sợi)
- Mẫu vải B = Mẫu vải trắng tiêu chuẩn thử kèm. Có thể là vải đợn sơi hoặc vải đa sợi.
- Mẩu vải C = Mẫu vải không bắt thuốc nhuộm. Chỉ dùng để may túi thử nếu Mẫu A là sơ hoặc sợi.
Bước 4: Thực hiện thử nghiệm.
- Bước A: Cân từng mẫu thử lấy cân nặng ban đầu của chúng. Đặt phẳng một mẫu thử vào trong đĩa thủy tinh đáy phẳng và đổ ngập dung dịch thuốc thử kiềm vào.
- Bước B: Để ngấm ướt hoàn toàn mẫu thử trong dung dịch thuốc thử kiềm ở pH 8 (± 0,2) với tỷ lệ dung dịch 50:1 và mẫu được giữ nguyên trong dung dịch ở nhiệt độ phòng trong thơi gian là 30 phút. Thỉnh thoảng ép và trở mẫu để đảm bảo mẫu ngấm đều dung dịch.
- Bước C: Sau 30 phút đổ bỏ dung dịch thuốc thử kiềm dùng đũa thủy tinh ép bỏ bớt dung dịch dư ra khỏi mẫu thử. Cân lại mẫu ghép để đảm bảo rằng mẫu nặng từ 2 đến 2,5 lần khối lượng ban đầu.
- Bước D: Đặt mẫu thử vào giữa các miếng nhựa (hoặc kính) bằng que thủy tinh sao cho không có bóng khí ở giữa các mẫu thử. Cho chúng vào máy ép chuyên dụng (Perspiration Tester) áp suất 12,5 KPa (lực ép 5 kg)
- Bước E: Đặt máy ép chuyên dụng có chứa mẫu thử vào Lò gia nhiệt ở nhiệt độ ổn định 37± 2°C liên tục trong 4 giờ.
- Bước F: Lấy mẫu thử ra khỏi lò, tháo chúng ra khỏi máy ép. Trải dài mẫu thử ra chỉ để chúng tiếp xúc nhau ở đường chỉ khâu ở cạnh. Làm khô mẫu thử bằng thiết bị hong khô ở nhiệt độ không quá 60°C.
- Bước G: Bằng qui trình tương tự, làm ướt một mẫu thử trong dung dịch thuốc thử axit ở pH 5,5 (± 0,2) và sau đó thử trong dụng cụ riêng biệt và qui trình như trên.
- Bước H: Chuyển qua cho kỹ thuật viên so sánh đưa ra đánh giá.
Bước 5: Đánh giá độ bền màu đối với mồ hôi của vải theo ISO 105 – E04
Kỹ thuật viên sẽ dùng thước đánh giá bằng thước xám dùng để đo chạy màu (Grey Scale for staining) để so sánh đánh giá sự của mẫu dây màu của Mẫu vải trắng đa sợi tiêu chuẩn thử kèm (Mẫu B) bằng cách so sánh với thang màu xám rồi đưa ra xếp hạng cấp bền màu của Mẫu vải thử độ bền (Mẫu B). Thang Xám dùng để đo chạy màu (Grey Scale for staining) gồm 5 cấp độ bền màu của vật liệu thử nghiệm giảm dần từ 5 xuống 1.
***Xem thêm: Thước xám là gì? Hướng dẫn cách sử dụng của thước xám
Bài Viết Được Viết Bởi Xưởng May Gia Công DOSI – Chuyên nhận may gia công các loại quần áo theo yêu cầu, đơn đặt hàng của đối tác.
Tham khảo một số dịch vụ của chúng tôi:
- Xương may gia công quần/áo theo yêu cầu
- Dịch vụ may quần jean Nam/Nữ/Trẻ Em
- May Đồng Phục Cấp 1-2-3
- Xưởng In Vải, Áo Thun Đồng Phục, Banner Vải Lớn Tại Tphcm
SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline
Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/
Google Map: https://goo.gl/maps/wcy4GKtSuZz
Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM
Tôi là Trần Thúy Lan, tôi có niềm đam mê với ngành may mặc, hiện tại tôi là CEO của Xưởng May Gia Công DOSI chuyên thực hiện các dịch vụ như may gia công các sản phẩm quần jeans dành cho nam, nữ, trẻ em, big size, quần khaki, áo sơ mi, đồng phục công ty, đồng phục học sinh cấp 1-2-3… Cảm ơn các bạn đã dành thời gian ghé thăm và đọc các bài viết chia sẻ tại website XuongMayDOSI.com
Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Vải Kaki In Logo Cty Du Lịch Hành Trình Không Giới Hạn
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A03 3355 Đo Độ Dây Màu Vải – Grey Scale for Staining
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A02 3305 Đo Độ Bền Màu Vải – Gray Scale For Color Change
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Lưới 3/4 Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand Của Khách Hàng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Nhuộm Nhiều Màu Sắc Có Lưới Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand
Đồng Phục Học Sinh
Nón Kết In LOGO EGA Trung Tâm Anh Ngữ Quốc Tế
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cao Tới Mắt Cá Chân Thêu Logo D&G
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Trắng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Xám
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Đen
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cổ Cao Cotton Hướng Đạo Sinh Được May Theo Yêu Cầu
Đồng Phục Công Ty
Áo Sơ Mi Vải Cotton Dập Nổi Hoa Văn Tay Ngắn Dành Cho Nam
Tin tức & Mẹo Vặt Thời Trang
Mũ Nón Bao Tóc Công Nhân, May Nón Vải Trùm Tóc Bảo Hộ Lao Động
3 Kiểu Mũ Nón Được Các Công Ty Đặt Hàng Nhiều Nhất
Top 7 Kiểu Mũ Nón Được Ưa Chuộng Nhất Tại Việt Nam
Cách Chọn Nón Lưỡi Trai Nam Phù Hợp Với Từng Khuôn Mặt
Các Công Cụ Để Đo Số Đo Chính Xác Trong Ngành May
Hướng Dẫn Đo Số Đo Cơ Thể, Quần Áo Tiêu Chuẩn Khi May Trang Phục
Các Loại Áo Blazer Khác Nhau Cho Nam và Nữ
Sợi Nấm Làm Quần Áo, Tương Lai Ngành May Mặc Bền Vững