Wash ướt quần jeans (tiếng anh: Denim Wet Wash Processes) là tên gọi chung chỉ các quy trình gia công ướt trên quần/áo jeans có sử dụng máy giặt (máy Washing) và một số loại hóa chất khác  nhau nhằm rũ hồ, tạo hiệu ứng, cường độ màu sắc, độ mài mòn, giặt sạch/giữ màu/là mền….. theo mong muốn của khách hàng. 

Cellulase enzyme tạo ra mài mòn sinh học được dùng để thay thế Axít trong việc Wash quần jeans
Wash ướt quần jeans là tên gọi chung chỉ các quy trình gia công ướt trên quần/áo jeans. Cellulase enzyme được dùng để tạo ra mài mòn sinh học được thay thế Axít trong quá trình Wash quần ướt jeans.

Dưới đây là bài tổng hợp một cách chi tiết các các quy trình gia công ướt ở jeans (Wet Wash Processes), giới thiệu sơ qua về cách thực hiện, các thiết bị được sử dụng thường thấy ở một xưởng may quần jeans.

Quy trình cơ bản sản xuất quần Jeans wash

Để các bạn có thể hiểu rõ về Wash ướt quần jeans là gì, dưới đây tôi xin điểm qua các quy trình cơ bản nhất trong việc sản xuất một lô quần jeans tại một cơ sở chuyên may quần jeans tại Việt Nam.

  1. Quần áo đã được may thô xong – Raw Garments
  2. Chuyển qua bộ phận gia công khô I (Wash khô) – Dry Wash Processes I
  3. Tạo hiệu ứng râu ria (Râu mèo) cho quần jeans – 2D Whiskering
  4. Tạo hiệu ứng mài mòn bằng phun cát – Sand Blasting (Đã bị cấm)
  5. Tạo hiệu ứng mài mòn bằng tay – Hand Scraping
  6. Tạo hiệu ứng gãy bằng máy bắn ghim – Tagging 
  7. Chuyển qua bộ phận Wash I – Wet Wash Process I
  8. Giặt rũ hồ bảo vệ của vải – Desizing
  9. Giặt Enzyme/Axít/Bleach – Washing Enzyme/Acid/Bleach.
  10. Ra máy vắt khô – Hydro extracting
  11. Xấy khô quần Jeans – Drying
  12. Chuyển qua bộ phân gia công khô II (Wash khô) – Dry Wash Processes II
  13. Tạo hiệu ứng vết xé, rách, lỗ thủng – Destroy/Grinding
  14. Tạo hiệu ứng hình ảnh bằng Laser Machine – Using Laser Machine
  15. Tạo hiệu ứng sáng bóng bằng KMnO4 – P.P. Spray
  16. Chuyển qua bộ phận Wash II – Wet Wash Processes II
  17. Giặt trung hòa – Washing Neutralization
  18. Nhuộm, cầm màu – Tinting and fixing
  19. Giặt làm xả mền vải – Softening
  20. Vắt khô – Hydro extraction
  21. Xấy khô – Drying
  22. Tạo hiệu ứng nhăn 3D vĩnh viễn bằng Resin – 3D Whiskering
  23. Kiểm tra chất lượng – Quality check 
  24. Chuyển sang bộ phận đóng hàng – Packing
  25. Giao hàng tới nơi khách hàng yêu cầu – Finishing

Như các bạn thấy trong số các quy trình thì ở bài viết này ta sẽ tập trung vào 2 nhóm cơ bản như sau:

Quy trình Wash ướt ở quần jeans – Denim Wet Wash Processes

Wash ướt quần jeans (tiếng Anh: Denim Wet Wash Processes) là quy trình gia công cơ bản mà tất cả các loại quần áo jeans chất liệu Denim đều phải trải qua. Wash ướt sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau kết hợp với giặt máy giặt Máy Washing) để rũ hồ, nhuộm/cầm mầu, làm mền, tạo hiệu ứng… trên quần áo jeans theo ý kiến của khách hàng.

Một xưởng Wash quần jeans tại TPHCMMột xưởng Wash quần jeans tại TPHCM
Một xưởng chuyên nhận Wash quần jeans tại TPHCM

Các quy trình Wash ướt jeans gồm có:

  1. Giặt rũ hồ – Desizing.
  2. Giặt men/axít – enzyme/acid Wash.
  3. Giặt chất Oxy hóa (nước tẩy) – Bleach Wash
  4. Giặt trung hòa I – Washing Neutralization I.
  5. Bỏ vào máy Vắt/sấy khô – Hydro extractor/Dryer machine
  6. Giặt trung hòa KMno4 – Washing P.P Neutralization II
  7. Giặt nhuộm/giữ màu – Tinting and fixing wash.
  8. Giặt xả làm mền vải – Softening wash.
  9. Bỏ vào máy Vắt/sấy khô – Hydro extractor/Dryer machine
  10. Ra máy kiểm tra đóng hàng chuyển hàng cho khách – Quality check/Packing.

Giặt Rũ Hồ Denim – Denim Desizing process

Wash Rũ hồ (Denim Desizing) là công đoạn đầu tiên cũng là quan trọng nhất của một xưởng may quần jeans. Hồ (thường là tinh bột) là chất bảo vệ có trên sợi dọc (Warp) của vải Denim khi sợi được dệt trong máy dệt thoi. Lớp hồ này làm vải quần cứng, khô ráp không thể mặc được. Ngoài ra chất hồ này còn là nguyên nhân ngăn cản tác dụng của các loại hóa chất được dùng tiếp theo trong quá trình Wash khô/ướt.

***Chuyển tới trang chuyên về: Hồ sợi/Rũ Hồ (Sizing/Desizing) Là Gì? Các Phương Pháp Thực Hiện

Sợi ngang và sợi dọc của vải dệt thoi
Sợi ngang và sợi dọc của vải dệt thoi

Chất rũ hồ tinh bột của vải Denim Jeans

Alpha Amylase enzyme (enezyme có trong nước bọt) là loại men được dùng để rũ hồ tinh bột.

Vải Denim (Denim – vải dùng để may jeans) là một loại vải được dệt thoi từ các sợi cotton có nguồn gốc cellulose (do bông chiếm phần lớn). Mà thường thì các loại Hồ sử dụng để Hồ Sợi có nguồn gốc cellulose đều là Tinh Bột nên khi rũ hồ người ta thường sử dụng loại enezyme trên. 

Ngoài ra Alpha Amylase enzyme chỉ tác dụng với tinh bột của Hồ mà không làm ảnh hưởng tới cellulose cùa sợi vải

Alpha Amylase enzyme (Men) được dùng để rũ hồ tinh bột cho các loại vải dệt thoi cotton, terylene/cotton, tencel,viscose
Alpha Amylase enzyme (Men) được dùng để rũ hồ tinh bột cho các loại vải dệt thoi cotton, terylene/cotton, tencel,viscose

Lợi ích của quá trình rũ hồ.

  • Loại bỏ chất hồ bảo vệ của vải.
  • Loại bỏ một số loại hóa chất/phụ gia còn lại trong quá trình dệt. 
  • Phục hồi lại khả năng hút/thấm nước của vải.
  • Giúp vải không còn bị cứng, khô ráp và thể mặc được.
  • Triệt tiêu sự co rút lại của vải giúp quần áo ổn định trong quá trình sử dụng.
  • Phục hồi lại khả năng tác dụng của các loại thuốc nhuộm/giữ màu/làm mền/nước xả vải….

Các phương pháp rũ hồ hiện nay

  • Liệu pháp enzyme – Enzyme là men đây là P.P phổ biến nhất.
  • Liệu pháp dùng Axít – Ít được sử dụng do gây Ô nhiễm cao
  • Liệu pháp dùng Kiềm cao
  • Liệu pháp dùng chất oxy hóa – Như Oxy già

Sơ lược các quy trình thực hiện

  • Rũ hồ bằng  cách bỏ quần/áo bán thành phẩm vào máy Wash (máy giặt) có chứa sẵn chất rũ hồ.
  • Ngâm/giặt tùy theo phương pháp rũ hồ được sử dụng.
  • Giặt sạch các chất hồ đã bị hòa tan/phân hủy ra khỏi quần/áo/vải.
  • Giặt xả lại quần/áo/vải với nước xả và các chất làm mền vải.

Xem chi tiết và tìm hiểu sâu hơn tại: Hồ sợi/Rũ Hồ Là Gì? – Sizing/Desizing

Giặt men/axít – Enzyme/Acid Wash.

Giặt bằng Men hoặc Axit ở quần jeans vải Denim nhầm để tạo các hiệu ứng như mờ, mài mòn,vết mờ… thường được các xưởng wash jeans sử dụng để tạo kiểu cho các mẫu quần jean hiện đại. Qúa trình này thường được thực hiện sau khi đã Rũ hồ xong. Sau khi rũ hồ toàn bộ lô quần jeans xong, quần jeans giờ đã được phục hồi tất cả lại tất cả khả năng chịu tác dụng của các loại hóa chất khác. 

Giặt Enzyme Denim – Denim Enzyme Wash.

Wash Enzyme (hay giặt bằng enzyme, giặt enzyme, giặt men) là phương pháp sử dụng các loại enzyme có đặc tính mài mòn sinh học cao để giặt quần jeans vải denim nhầm tạo mài mòn, điều chỉnh cường độ màu (tẩy thuốc nhuộm) trong vải để tạo ra các hiệu ứng màu sắc tương phản khác nhau có trên các mẫu quần jeans hiện nay. Đây là phương pháp phổ biến thay thế cho Wash Axít có thể gây ô nhiêm môi trường.

Quần jeans nam mang phong cách "Bụi" với hiệu ứng mài mòn đến từ Wash ướt và vết xé rách đến từ Wash khô.
Quần jeans nam mang phong cách “Bụi” cực chất là kết quả của sự kết hợp hiệu ứng mài mòn đến từ Wash ướt và vết xé rách đến từ Wash khô.

Loại Enzyme & liều lượng thường sử dụng

Cellulase enzyme – là enzyme có thể phân hủy tốt cellulose. Vì thế chúng được sử dụng phổ biến trong việc Wash Denim. Một liều enzyme thường từ 2–4 g/L, với điều kiện là enzyme phải hoạt động trong môi trường tối ưu.

Cellulase enzyme tạo ra mài mòn sinh học được dùng để thay thế Axít trong việc Wash quần jeans
Cellulase enzyme tạo ra mài mòn sinh học được dùng để thay thế Axít trong việc Wash quần jeans

Nhiệt độ & độ PH & Thời gian khi sử dụng Cellulase enzyme

  • Nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sử dụng phương pháp giặt bằng enzyme. Phản ứng mài mòn của enzyme sẽ được tăng cường theo nhiệt độ, tối ưu nhất là ở nhiệt độ 55oC – 60oC, bền ở 30oC – 45oC.
  • Độ PH cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn. Ở Cellulase enzyme bền ở PH 4.5-5.5 và hoạt tính cao ở pH 6 -7. PH trong lúc giặt được điều chỉnh bằng cách sử dụng Axít Acetic (Acetic acid – CH3COOH).
  • Thời gian giặt càng lâu thì hiệu ứng mài mòn càng xảy ra nhiều. Tùy theo nhu cầu từ phía khách hàng thì thời gian giặt thường là từ  30-60 phút/ lần là tối đa. 
Nhiệt độ/thời gian/độ PH khi wash bằng enzyme sẽ ảnh hưởng đến độ mài mòn, cường độ màu sắt của quần jeans
Nhiệt độ/thời gian/độ PH khi wash bằng enzyme sẽ ảnh hưởng đến độ mài mòn, cường độ màu sắc của quần jeans

Giặt Axít Denim – Denim Acid Wash.

Wash axit jeans (acid wash) là một kỹ thuật giặt quần jeans (Vải Demin) với các “Vật thể” thắm hóa chất NaClO (Natri hypochlorite – Javel) hoặc KMnO4 (Thuốc tím) + Đá bọt (Stone Wash) nhằm tạo hiệu ứng các vết/đốm sáng bóng xuất hiện ngẫu nhiên thường thấy ở các mẫu quần jeans hiện đại. \

Đá bột ngâm với hỗn hợp dung dịch thuốc tím sẵn sàng để Stone Wash quần jeans
Đá bột ngâm với hỗn hợp dung dịch thuốc tím sẵn sàng để Stone Wash quần jeans

Tìm hiểu chi tiết tại đây: Wash Axít Jeans là gì? – Quy Trình Tạo Hiệu Ứng Đốm Sáng Bóng Ngẫu Nhiên Trên Quần Jeans.

Giặt bằng chất Oxy hóa (nước tẩy) – Bleach Wash

Giặt bằng nước tẩy là phương pháp sử dụng các chất Oxy hóa mạnh (Oxidative) dùng trong tẩy rửa thuốc nhuộm để điều chỉnh cường độ màu sắc hoặc tẩy trắng một vùng nào đó có trên quần jeans. Từ đó tạo ra các kiểu/loại quần jeans với nhiều cường độ màu sắc khác nhau như: Light blue jeans, Medium blue jeans, Dark blue jeans, Bleach jeans ….

(Đang Cập Nhật – Chờ Viết Thêm Nội Dung)

Light/Medium/Dark blue jeans được tạo ra sau quá trình wash!
Light/Medium/Dark blue jeans được tạo ra sau quá trình wash!

Hóa chất thường dùng

Chất Oxy hóa mạnh thường được các xưởng may jeans sử dụng  cho quá trình này là Hydro Peroxid ( H2O2- nước oxy già) hoặc NaClO (Natri hypochlorite – Javel) .

(Đang Cập Nhật – Chờ Viết Thêm Nội Dung)

Bleach wash jeans của hãng Gucci mới cho ra mắt thị trường.
Bleach wash jeans của hãng Gucci mới cho ra mắt thị trường.

Giặt trung hòa I – Washing Neutralization I

Giặt trung hòa các loại hóa chất, thuốc tẩy trắng đã sử dụng bằng bằng cách sử dụng Natri meta-bi-sulphite hoặc natri hypo.

(Đang Cập Nhật – Chờ Viết Thêm Nội Dung)

Giặt trung hòa KMno4 – Washing P.P Neutralization II

Sau các quá trình giặt trung hòa sấy khô nếu các có sử dụng KMnO4 phun xịt lên sản phẩm jeans để tạo hiệu ứng sáng bóng tương phản dùng natri pyrosunfit (Na2S2O5) để giặt trung hòa.

(Đang Cập Nhật – Chờ Viết Thêm Nội Dung)

Giặt nhuộm/giữ màu – Tinting and fixing wash.

Nhuộm thêm màu và giữ màu để tăng sự hấp dẫn của hàng may mặc. Điều này cần thiết hay không phù thuộc vào mong muốn của khách hàng.

(Đang Cập Nhật – Chờ Viết Thêm Nội Dung)

Và trên đây là tất cả những thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được về phương pháp wash ướt quần jeans, hy vọng DOSI đã giúp cho các bạn có thêm được một vài kiến thức bổ ích về các phương pháp wash trong quần jeans, thực sự trong wash quần jeans chúng ta có nhiều cách khác nhau để thực hiện công việc này.

Bài viết được viết bởi DOSI

SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline

Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/

Google Map: https://goo.gl/maps/wcy4GKtSuZz

Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM

 

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!