Áo thun là một vật dụng rất phổ biến hiện nay trong giới trẻ, đặc biệt là những ai yêu thích sự đơn giản nhưng vẫn muốn thỏa sức phối đồ để thể hiện phong cách thời trang cá nhân của bản thân. Để có được những sản phẩm áo thun chất lượng mang đến cho người tiêu dùng, không những phải chú ý đến xu hướng thời trang để thiết kế họa tiết trang trí hợp thời mà phải để ý rất kỹ đến chất liệu làm áo thun. Vậy bạn có biết những chất liệu vải nào phổ biến để có thể sản xuất ra những chiếc áo thun trong tủ đồ của mình không? Dưới đây là danh sách 5 loại vải thường sử dụng để sản xuất áo thun hiện nay.

=> Xem thêm: Áo Thun Cổ Tròn Là Gì? Ai phù Hợp Để Mặc Áo Thun Cổ Tròn

Chất Liệu Vải Ảnh Hưởng Đến Áo Thun Ra Sao?

Ảnh hưởng đến chất lượng áo

Chất liệu sử dụng làm áo thun quyết định gần như tuyệt đối đến chất lượng của sản phẩm. Kết cấu vải như thế nào, ổn định hay không ổn định, thoải mái hay không thoải mái, độ co giãn, đàn hồi, thấm hút sẽ quyết định chất lượng áo thun tốt hay tệ. Sợi vải của mỗi loại vải là khác nhau, có ưu điểm và nhược điểm cụ thể, nên chất lượng mỗi loại vải mang đến cho sản phẩm cũng là khác nhau. Để quyết định chất lượng áo, vải phải được kiểm tra chi tiết các yếu tố như:

  • Độ co giãn, đàn hồi
  • Độ thấm hút
  • Độ thoáng mát
  • Độ bền sợi vải

=> Xem thêm: 8 Kiểu Áo Thun Nam Phổ Biến Và Hot Nhất Hiện Nay

ao thun co tron

Ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng áo

Mỗi chất liệu vải sản xuất ra các dòng sản phẩm áo thun các mức giá khác nhau, tùy vào nhu cầu tiêu dùng và đối tượng khách hàng mà cơ sở kinh doanh hướng tới sẽ phải sử dụng các sản phẩm từ các chất liệu vải khác nhau để phù hợp. Tránh những trường hợp ví dụ như: đối tượng là khách hàng bình dân, thu nhập trung bình hoặc thấp nhưng lại cung cấp những sản phẩm từ những loại vải đắt tiền như cotton, hoàn toàn không hợp lý. Biết cung, biết cầu, sử dụng chất liệu sản xuất hợp lý mới đánh đúng nhu cầu khách hàng và tăng cao lợi nhuận kinh doanh.

ao thun co tron 1

5 Loai Vải Phổ Biến May Áo Thun Bao Gồm:

Vải cotton

Vải cotton là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên là sợi bông và tích hợp các nguyên liệu hóa phẩm. Bên cạnh những lợi ích mang đến cho môi trường, áo thun sản xuất từ vải cotton còn mang đến cho người dùng các trải nghiệm được đánh giá rất cao

Ưu điểm của vải cotton may áo thun:

  • Độ thấm hút tốt, tạo cảm giác thông thoáng khi sử dụng trong mùa hè
  • Sợi vải bền chắc, sử dụng lâu dài
  • Co giãn ổn định và chịu được ảnh hưởng từ vệ sinh trong lồng giặt
Áo thun co tròn 100% cotton
Áo thun co tròn cotton

Nhược điểm của vải cotton:

  • Chất liệu cotton khá thô cứng nên phù hợp cho nam giới hơn. Vậy nên hiện nay có dòng sản phẩm áo thun từ sợi cotton pha sợi Spandex mềm mại hơn, phù hợp cho nữ.
  • Giá thành khá cao nếu 100% là cotton nên khá kén người mua là người có thu nhập thấp, sinh viên, học sinh.

Vải polyester

Vải polyester hay gọi tắt là vải PE có thành phần chủ yếu từ Acid cùng với rượu công nghiệp, với các đặc tính đặc trưng như vậy, vải PE làm áo thun có các ưu và nhược điểm như sau.

Ưu điểm vải PE may áo thun:

  • Có độ dày tốt, chống thấm và chống cháy ổn định
  • Ít bị giãn vải, không nhăn nhúm do các tác động ngoại lực
  • Vì có đặc tính thành phần công nghiệp nên chất vải khó phai màu, bền màu, thường sử dụng may đo đồng phục
  • Giá thành không quá cao, có thể coi là rẻ so với các sản phẩm cùng thiết kế những khác chất liệu trên thị trường

Nhược điểm của vải PE:

  • Vì độ dày tốt nên khá nặng và khó giặt tay, vệ sinh thủ công
  • Tính thấm hút kém nên gây ra cảm giác nóng bức khi mặc. Vậy nên hiện nay có dòng sản phẩm áo thun từ vải sợi PE pha sợi cotton đảm bảo thoáng mát hơn.

Vải lanh

Vải lanh hay vải Linen lấy nguồn gốc chủ yếu từ cây lanh, đảm bảo tính tự nhiên và thoải mái cho người sử dụng.

Ưu điểm vải lanh may áo thun:

  • Khả năng thấm hút và gây bay hơi nhanh, chịu được độ ẩm 20% mà không tạo cảm giác ẩm ướt, thích hợp cho ngày hè nóng nực
  • Độ bền cực tốt, chịu được tác động trong lồng giặt
  • Khả năng chịu nhiệt từ môi trường tốt, chống tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời lên người mặc

Nhược điểm vải lanh:

  • Độ đàn hồi kém, dễ gây các nếp nhăn khi sử dụng và khó loại bỏ
  • Khả năng chịu lực ma sát kém nên dễ gây hiện tượng vón vải trên bề mặt áo khi sử dụng lâu dài. Vì vậy hiện nay các nhà sản xuất pha thêm sợi Spandex cho vải lanh để hạn chế yếu điểm này

Vải Lycra

Vải Lycra có nguồn gốc chủ yếu từ sợi cotton pha với sợi Spandex để tăng khả năng co giãn. Vì thế vải Lycra thường sử dụng để may các loại áo thun ôm body hoặc các sản phẩm ôm sát tương tự.

Ưu điểm vải Lycra may áo thun:

  • Sợi vải mềm mại, êm ái và co giãn tốt
  • Không dễ bị nhăn và có độ bền, khả năng thấm hút tốt
  • Khả năng giữ nhiệt tốt nên hay sử dụng may áo thun giữ nhiệt vào mùa lạnh

Nhược điểm vải Lycra:

  • Giữ nhiệt tốt nên gây bức bối trong màu hè nóng nực
  • Không chịu được các chất tẩy rửa và dễ bị tác động bởi các hóa chất vệ sinh

Vải Modal

Vải modal là loại vải nhân tạo từ nguồn gốc sợi cây gỗ sồi rất an toàn và lành tính đối với môi trường. Chất liệu vải này có một vài ưu điểm nổi bật như:

  • Khả năng thấm hút vượt trội hơn vải cotton nên tạo sự thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không dễ bị biến dạng trong quá trình sử dụng lâu dài dưới tác động của vệ sinh thủ công hay lồng giặt, giữ tốt form ban đầu.
  • Cấu trúc liên kết bền chặt của sợi vải tăng chất lượng sản phẩm

Khi sử dụng các chất liệu làm áo thun hây các sản phẩm may mặc tương tự, người tiêu dùng rất chú ý đến yếu tố thân thiện với môi trường và có tính tự nhiên trong đó và vải Modal đáp ứng được hoàn toàn nhu cầu đó của người tiêu dùng. Trên đây là những loại vải phổ biến nhất sử dụng trong sản xuất áo thun với những điểm mạnh vượt trội cũng như những yếu điểm tồn tại. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn sẽ có thể dễ dàng đưa ra quyết định khi phải đứng trước nhiều lựa chọn sản phẩm áo thun đa dạng khác nhau nhé!

 

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!