Vì có nhiều ban thắc mắc không hiểu rõ ràng quá trình phát triển mẫu mới của một xưởng may diễn ra như thế nào, nên hôm này DOSI xin giới thiệu “Quy Trình Phát Triển Mẫu Mã Mới (Prototype Sample) cơ bản & quy chuẩn của những xưởng may trong và ngoài nước để các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngành may mặc. Phát triển mẫu mới trong ngành may mặc là gì? Chúng được diễn ra như thế nào? Phát triển mẫu là gì? tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Mẫu Prototype là gì?

Mẫu Prototype (tiếng Anh: Proto sample) là mẫu đầu tiên được DN sản xuất mẫu thử (Sample) đưa ra, dựa trên đặc điểm kỹ thuật của khách hàng (người mua hàng). Loại mẫu này được thiết kế bởi các nhà thiết kế (phòng thiết kế) của DN sản xuất. Mẫu Prototype có thể được may kích thước nhỏ hơn so với mẫu chính thức, chi tiết vải và chi tiết Size của Mẫu thử (Sample) không được tính tới. Chi phí làm ra mẫu thử này sẽ được DN sản xuất hoặc khách hàng (người mua hàng) chi trả tùy theo chính sách của DN sản xuất mẫu thử đó, phần lớn là do doanh nghiệp tự chi trả. mau thu prototype sample trong nganh may mac

Quá trình phát triển mẫu Proto trong ngành may mặc.

10 bước cơ bản chi tiết quá trình phát triển mẫu thử (Prototype Sample) của một doanh nghiệp dệt may lớn với đơn hàng xuất khẩu quốc tế bao gồm:

  1. Nhận ý tưởng, yêu cầu từ khách hàng.
  2. Nghiên cứu của nhóm thiết kế về yêu cầu từ khách hàng.
  3. Nghiên cứu của nhóm kỹ thuật về yêu cầu từ khách hàng.
  4. Gặp gỡ nội bộ 2 nhóm thiết kế & nhóm kỹ thuật.
  5. Tìm nguồn nguyên liệu thích hợp để làm mẫu.
  6. Cắt – May vá – In ấn chi tiết mẫu thử theo yêu cầu từ khách hàng.
  7. Wash khô, wash ướt, wash rũ hồ, wash giữ màu, wash xả vải (nếu cần).
  8. Cắt chỉ / Ủi hơi hoàn thiện các bước cuối cùng của mẫu thử.
  9. Đánh giá cuối cùng từ nhóm thiết kế & nhóm kỹ thuật.
  10. Đóng gói Mẫu thử theo quy định / Xuất Hóa đơn / Gửi mẫu thử cho khách hàng.

Nhận ý tưởng, yêu cầu từ khách hàng.

Bước đầu tiên của phát triển mẫu proto là tiếp nhận chi tiết ý tưởng và yêu cầu của khách hàng (người mua hàng). Lúc này người bên bộ phận tiếp xúc khác hàng sẽ trao đổi thu thập tất cả các chi tiết từ kiểu dáng – thiết kế – yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm mà khách hàng (người mua hàng) đặt làm mẫu.

Nghiên cứu của nhóm thiết kế.

Việc thiết kế mẫu trên máy tính, lên bản vẽ trên máy để kiểm tra xem yêu cầu & ý tưởng của khách hàng có khả thi không? Nếu chúng khả thi, nhóm thiết kế sẽ làm ra mẫu “Rập giấy” (bản vẽ trên giấy) rồi chuyển cho bên nhóm kỹ thuật.

Nghiên cứu của nhóm kỹ thuật.

Nhóm kỹ thuật sẽ “Rập giấy” (bản vẽ trên giấy) của nhóm thiết kế để kiểm tra xem yêu cầu & ý tưởng của khách hàng về mẫu rập trên giấy này có khả thi với năng lực & kỹ thuật của DN sản xuất hay không. Hẹn lịch làm việc với bên nhóm thiết kế để chỉnh sửa lại rập cho đến khi hoàn thiện tốt nhất.

Gặp gỡ nhóm thiết kế & kỹ thuật.

Sau khi nghiên cứu thì sẽ có cuộc họp, trong cuộc họp này 2 nhóm sẽ chỉnh sửa sao cho mẫu thử là khả thi nhất dựa trên trình độ & năng lực của DN sản xuất (xưởng may) và yêu cầu khách hàng (người mua hàng).

Tìm nguồn nguyên liệu

Tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với yêu cầu của khách hàng (người mua hàng). Việc tìm nguồn nguyên liệu này để đánh giá xem sau khi tạo xong mẫu thử, khách hàng (người mua hàng) đồng ý sản xuất hàng loạt thì DN sản xuất (xưởng may) có đủ năng lực để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh hay không. Nếu tìm được nguồn nguyên liệu phù hợp thì mới tiếp tục làm mẫu thử.

Cắt – May vá – In ấn chi tiết mẫu thử theo yêu cầu

Bây giờ vải gửi đến bộ phận sản xuất để cắt vải và may theo theo thiết kế đã được duyệt. Nếu khách hàng (người mua hàng) có bất kỳ yêu cầu in ấn logo, hình ảnh, thiết kế nghệ thuật thì hoàn thiện chúng tại bước này.

Wash khô, wash ướt, wash rũ hồ, wash giữ màu, wash xả vải (nếu cần).

Wash rũ hồ bảo vệ vải. Wash khô – giặt mài tạo rách trong quần jeans. Wash ướt – tạo hiệu ứng bằng Axit hoặc KMNO4. Wash giữ màu sản phẩm cho chúng được lâu bên hơn. Wash xả vải để sản phẩm mềm mịn.

Cắt chỉ / Ủi hơi hoàn thiện mẫu thử.

Sau khi Wash xong, chúng ta sẽ cắt chỉ lỏng, ủi hơi chúng theo yêu cầu để hoàn thiện mẫu thử.

Đóng gói / Hóa đơn / Gửi cho người mua.

Theo yêu cầu người mua đóng gói tất cả tất cả các mẫu thử cho khách hàng và chờ phê duyệt.

Có phải tất cả xưởng may nào cũng có quá trình như vậy?

KHÔNG PHẢI VẬY! Tùy theo quy mô của DN sản xuất, cơ sở may, xưởng may đó mà quá trình làm ra mẫu thử có thể rút ngắn hơn và cũng có thể là chi tiết hơn. Ngoài ra khối lượng đặt hàng của khách hàng (người mua hàng) cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình làm ra mẫu thử. Nếu khối lượng đặt lớn thì bắt buộc quá trình sẽ chi tiết hơn, kỹ lưỡng hơn. Tất cả quá trình được nêu trong bài viết này chỉ là quá trình cơ bản thường thấy mà thôi, sẽ có biến thể khác nhau để phù hợp với quốc gia & vùng (Local) nơi DN đó sản xuất.

=> Xem thêm: XƯỞNG IN VẢI, ÁO THUN ĐỒNG PHỤC, BANNER VẢI LỚN TẠI TPHCM

Làm ra mẫu thử có thường miễn phí không?

Đây là câu hỏi thường thấy của khách hàng khi liên hệ với các xưởng “Xưởng có may mẫu thử miễn phí cho khách hàng hay không?” – Câu trả lời là “CÓ THỂ CÓ – CÓ THỂ KHÔNG CÓ”, tùy theo UY TÍN của khách hàng (người mua hàng) khi đặt đơn hàng tại DN xưởng sản xuất. Tuy nhiên thường thì Mẫu thử là miễn phí. Đó là một thông lệ tiêu chuẩn của các hãng xưởng, cơ sở may gia công trong ngành may mặc không chỉ ở nước ngoài mà Việt Nam cũng có thông lệ y như vậy. Khi khách có nhu cầu, có mẫu mã và muốn xưởng may theo ý của họ thì việc may mẫu thử là việc đúng đắn và luôn có ở bất kỳ cơ sở may mặc gia công nào ở Việt Nam. Tuy nhiên tại Việt Nam tình hình ăn cắp mẫu mã thiết kế trở nên ngày càng nghiêm trọng nên việc may mẫu thử miễn phí là việc làm ngày càng ít đi. (BÀI VIẾT ĐANG ĐƯỢC CẬP NHẬT & CHỈNH SỬA – ĐÂY CHƯA PHẢI LÀ BẢN CHÍNH THỨC)

8 Loại Mẫu Thử Cần Thiết Cho Đơn Hàng Xuất Khẩu Ngành May Mặc.

Bài Viết Được Viết Bởi Xưởng May DOSI

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!