Wash khô quần jeans (hay giặt mài, tiếng anh: Denim Dry Wash Processes) là tên gọi chung chỉ các quy trình gia công khô quần/áo jeans (không sử dụng máy  giặt) nhằm tạo hiệu ứng theo mong muốn của khách hàng. Tại Việt Nam, các xưởng may quần jean thường gọi wash khô là giặt mài. 

Sử dụng mẫu khắc nỗi để làm hiệu ứng râu ria của quần jeans - whisker jeans
Wash khô là tên gọi chung chỉ các quy trình gia công khô quần/áo jeans nhầm tạo ra các hiệu ứng như vết nhăn, vết rách, xé……

Dưới đây là bài tổng hợp một cách chi tiết các các quy trình gia công khô ở jeans (Dry Wash Processes) giới thiệu sơ qua về cách thực hiện, các thiết bị được sử dụng thường thấy ở một xưởng may quần jeans.

Sơ lược quy trình wash quần jean tại xưởng wash.

Để các bạn có thể hiểu rõ về Wash khô là gì, dưới đây tôi xin điểm qua các quy trình cơ bản nhất trong việc sản xuất một lô quần jeans tại một cơ sở chuyên may quần jeans tại Việt Nam.

***Tham khảo: Xưởng sản xuất quần jean tại TPHCM DOSI – nơi chuyên may gia công quần jean chất lượng cao tại TPHCM

  1. Quần áo đã được may thô xong – Raw Garments
  2. Chuyển qua bộ phận gia công khô I (Wash khô) – Dry Wash Processes I
  3. Tạo hiệu ứng râu ria (Râu mèo) cho quần jeans – Whiskering
  4. Tạo hiệu ứng mài mòn bằng phun cát – Sand Blasting (Đã bị cấm)
  5. Tạo hiệu ứng mài mòn bằng tay – Hand Scraping
  6. Tạo hiệu ứng gãy bằng máy bắn ghim – Tagging 
  7. Chuyển qua bộ phận Wash I – Wet Wash Process I
  8. Giặt rũ hồ bảo vệ của vải – Desizing/Rinse/Dark wash
  9. Giặt Enzyme & Axít – Washing Enzyme/Acid.
  10. Ra máy vắt khô – Hydro extracting
  11. Xấy khô quần Jeans – Drying
  12. Chuyển qua bộ phân gia công khô II (Wash khô) – Dry Wash Processes II
  13. Tạo hiệu ứng vết xé, rách, lỗ thủng – Destroy/Grinding
  14. Tạo hiệu ứng hình ảnh bằng Laser Machine – Using Laser Machine
  15. Tạo hiệu ứng sáng bóng bằng KMnO4 – P.P. Spray
  16. Chuyển qua bộ phận Wash II – Wet Wash Processes II
  17. Giặt trung hòa – Washing Neutralization
  18. Nhuộm, cầm màu – Tinting and fixing
  19. Giặt làm xả mền vải – Softening
  20. Vắt khô – Hydro extraction
  21. Xấy khô – Drying
  22. Tạo hiệu ứng nhăn 3D vĩnh viễn bằng Resin 
  23. Kiểm tra chất lượng – Quality check 
  24. Chuyển sang bộ phận đóng hàng – Packing
  25. Giao hàng tới nơi khách hàng yêu cầu – Finishing

Như các bạn thấy trong số các quy trình thì ở bài viết này ta sẽ tập trung vào 2 nhóm cơ bản như sau:

Chi tiết phương pháp wash khô quần jeans – Dry Wash Processes

Sau khi được may thô theo mẫu yêu cầu từ phía khách hàng, quần jeans đã sẵn sàng cho các công đoạn gia công khác tại xưởng may. Các hiệu ứng râu ria, hiệu ứng sơn mài, hiệu ứng mòn, bạc màu được gia công cho các mẫu quần jeans theo yêu cầu từ phía khách hàng. Tùy theo bạn đang cần hiệu ứng nào thì chúng ta có những phương pháp khác nhau như sau

Những phương pháp wash khô quần jean tạo hiệu ứng:

  1. Tạo hiệu ứng mòn bằng phun cát áp suất cao – Sand Blasting
  2. Tạo hiệu ứng mòn thủ công bằng tay – Hand scrapping
  3. Tạo hiệu ứng râu ria (râu mèo) – Whiskering
  4. Tạo hiệu ứng gãy máy bắn ghim – Tagging 
  5. Tạo vết xé, vết rách, lổ trên quần jeans – Grinding and Destroy
  6. Tạo hiệu ứng nhăn vĩnh viễn bằng Resin – Overall Wrinkle
  7. Tạo hiệu ứng nếp nhăn 3D bằng Resin – 3D Wrinkle
  8. Tạo hiệu ứng sáng bóng bằng phun thuốc tím – P.P. Spray
  9. Tạo hiệu ứng chấm trắng bằng KMnO4 – P.P Spot
  10. Tạo hiệu ứng chấm vàng bằng Bleach – Bleach Spot
  11. Dùng máy Laser hiện đại – Laser Machine

***Tham Khảo thêm: Xưởng may quần jeans nam/nữ/trẻ em tại Tphcm

Sand Blasting – Tạo hiệu ứng mài mòn bằng phun cát áp lực cao

Sand Blasting (hay wash cát hay phun cát mài, cách mài bạc quần jean bằng cát) là một phương pháp gia công wash quần jean tạo hiệu ứng mài mòn bằng phun cát áp lực cao vào các vùng cần được tạo hiệu ứng. Khởi đầu đây là phương pháp dùng để làm sạch các chi tiết kim loại của máy móc. Sau này chúng được áp dụng trong ngành may jeans vì giá thành rẻ, dễ sử dụng. Nhưng do những tác động xấu của nó tới môi trường, các hạt nhỏ mịn bay vào phổi người làm sẽ gây nên bệnh bụi phổi không chữa trị được nên hiện nay cách làm này đã bị cấm.

Hiệu ứng làm mòn vải trên quần jeans được tạo nên từ phương pháp Phun Cát
Hiệu ứng làm mòn vải trên quần jeans được tạo nên từ phương pháp Phun Cát – Sand Blasting Jeans

Sơ lược cách làm Sand Blasting Jeans

Cơ sở sản xuất jeans sử dụng cát được phun với áp lực cao vào quần jeans để tạo hiệu ứng mòn ở vị trí như mong muốn. Hiệu ứng được tạo ra của việc này rất giống với quần jeans bị mòn sau một quá trình dài sử dụng. Các vị trí thường được Sand Blasting mài mòn nằm ở phía trước đùi , mông , đầu gối…

Aluminum oxide (Nhôm ôxít – Al2O3) là chất được dùng để thay thế cát. Nhôm ôxít (Nhôm ôxít – Al2O3) cứng, nhìn giống cát nhưng có cấu trúc tinh thể sắt cạnh nên tạo ra độ mài mòn cao nên được sử dụng cho việc gia công quần jeans.

Sand blasting là phương phap gây tổn hại tới sức khỏe của người làm nay đã bị cấm trên toàn cầu.
Sand blasting là phương pháp gây tổn hại tới sức khỏe của người làm nay đã bị cấm trên toàn cầu.

Video về cách làm Sand blasting Jeans

 

Hand scrapping – Tạo hiệu ứng mài mòn chà nhám bằng tay

Hand scrapping (hay giặt mài bằng tay, wash giấy nhám, cách mài bạc quần jean bằng giấy nhám) là một phương pháp gia công wash quần jean tạo hiệu ứng mài mòn bằng tay và giấy nhám chá xát vào vùng cần làm mòn. Đây là phương pháp nhầm thay thế cho cách phun cát đã bị cấm, các cơ sở chuyên may jeans đã sử dụng phương pháp “Chà nhám bằng tay” là một cách thế hiệu quả nhất ngày càng phổ biến. Hand scrapping – Chà nhám bằng tay là phương pháp giúp tạo ra các hiệu ứng mòn mô phỏng lại hiệu ứng của một chiếc quần jeans đã qua quá trình sử dụng lâu năm. 

Các công cụ dùng gồm có

  • Giấy chà nhám.
  • Bong bóng hình nộm.
  • Máy tạo khí nén.
  • Băng keo dính
  • Bàn tay khéo léo của người thợ

Sơ lược cách làm như sau

Đây chỉ là sơ lược để cho các bạn đọc có tưởng tượng ra quá trình một cơ sở làm quần jeans nó sẽ như thế nào.

  1. Hình nộm bong bóng được gắn vào máy tạo khí nén.
  2. Chèn quần áo vào hình nộm bong bóng rồi bơm căng lên.
  3. Chà nhám bằng tay tại các vùng cần làm hiệu ứng “Mài mòn”. Vị trí nào bị cọ xát nhiều, vị trí đó sẽ bị bạc màu nhiều. Ngoài ra còn có thể dùng băng keo dính để tạo hình các vết mài mòn theo ý của bên cơ sở sản xuất.
  4. Sau đó chuyển qua bên Washing xong hiệu ứng sẽ nổi lên như ý.

 

Cận cảnh hình nộm bong bóng kết hợp với máy nến khí trong một cơ sở may jeans
Cận cảnh hình nộm bong bóng kết hợp với máy nến khí trong một cơ sở may jeans

Video chi tiết cách làm

Whiskering – Tạo hiệu ứng râu ria trên quần jeans

Whiskering là cách wash quần jean bằng việc tạo hiệu ứng Râu ria mòn vải, nếp gấp bị mòn ở các vị trí vùng đùi hoặc trên hông , phía trước hoặc sau gối… Hiệu ứng này là sự mô phỏng lại mòn tự nhiên khi người mặc quần ngồi trên ghế.

Hiệu ứng này thường được làm bằng những cách sau:

  1. Whiskering pattern – Làm bằng mẫu khắc nổi cao su
  2. Whiskering Laser Machine – Làm bằng máy Laser
  3. Whiskering Hand – Làm bằng thủ công dùng tay

 

Quần jeans với hiệu ứng râu ria - whiskers jeans
Quần jeans với hiệu ứng râu ria – whiskers jeans

A. Whiskering pattern – Làm hiệu ứng râu ria bằng mẫu khắc nổi

Cơ sở sẽ sử dụng những “Mẫu Khắc Nổi” (Pattern) làm bằng những miếng cao su.

  1. Thiết kế Mẫu Khắc Nổi râu ria như ý muốn.
  2. Chèn các mẫu khắc nổi bằng cao su vào phía dưới lớp vải quần nơi cần tạo hiệu ứng.
  3. Có thể dùng hình nộm bong bóng bơm căng hoặc không tùy cơ sở may.
  4. Lấy giấy nhám chà cẩn thận lên các đường khắc nổi của Mẫu (Pattern).

Đây là môt cách rất phổ biến và được nhiều các cơ sở xưởng may áp dụng để tạo hiệu ứng râu ria hàng loạt cho quần jeans của mình.

Sử dụng mẫu khắc nỗi để làm hiệu ứng râu ria của quần jeans - whisker jeans
1 Mẫu Khắc Nổi – 2 Chà Xát – 3 Hoàn Thành! Sử dụng mẫu khắc nổi để làm hiệu ứng râu ria của quần jeans – whisker jeans

Lưu ý: Sử dụng giấy nhám tùy theo vải có độ dàỳ mỏng khác nhau

  • Giấy nhám P400 – Dùng cho quần jeans may vải dày cứng. 
  • Giấy nhám P800 – Dùng cho vải dày trung bình.
  • Giấy nhám P1000 – Dùng cho vải mỏng, mền.

Video chi tiết cách làm whisker jeans – Whiskering pattern

B. Whiskering Laser Machine – Làm hiệu ứng râu ria bằng máy bắn tia Laser Co2

Mẫu hiệu ứng được thiết kế bằng Photoshop, Illustrator. Sau đó cơ sở may dùng máy bắn tia Laser Co2 để khắc những họa tiết đã thiết kế lên quần jeans của mình. 

Quần jeans đang được gia công bằng máy laser
Quần jeans đang được gia công bằng máy laser

C. Làm hiệu ứng râu ria bằng cách thủ công.

Người làm tự lên mẫu thiết kế mẫu, dùng phấn đánh dấu trên quần. Dùng loại giấy nhám thích hợp (hoặc đá mài) cẩn thận chà xát vào các vết phấn đã đánh dấu cho đến lúc xong. Đây là các thường thấy khi làm các mẫu quần jeans đặt hàng đặc biết theo yêu cầu.

Quần jeans đang được công nhân tỉ mỉ tạo hiệu ứng râu ria - 100% by Hand
Quần jeans đang được công nhân tỉ mỉ tạo hiệu ứng râu ria – 100% bằng tay

Tagging –  Tạo hiệu ứng đường vân gãy khúc bằng súng/máy bắn Ghim.

Tagging là cách tạo wash quần jeans bằng viêc tạo hiệu ứng gãy khúc bạc màu trên quần jeans bằng súng bắn ghim. Đây là hiệu ứng được ưa chuộng và phổ biến trên thị trường. Trước tất cả quá trình Wash ướt quần jeans (Wet Wash Process), cơ sở sản suất sử dụng súng bắn ghim để cố định các vết gấp trên quần jeans.Trải qua các quá trình giặt Wash ướt, kim ghim được giữ nguyên trên quần, sự ma sát/hóa chất trong quá trình wash ướt sẽ tạo ra các vết bạc màu ở các nếp gấp tạo nên hiệu ứng như mong muốn của khách đặt hàng. Đây là cách làm tương đối rẻ tiền nên thường được các cơ sở may ưu tiên sử dụng.

Ảnh thực tế về quần jeans đã được bắn kim ghim - Tagging
Ảnh thực tế về quần jeans đã được bắn kim ghim – Tagging

Dụng cụ cần có để thực hiện

  • Súng/máy bắn kim ghim
  • Kim ghim tốt loại dùng để dán nhãn
  • Bao tay bảo hộ lao động.

Sơ lược các bước thực hiện

  • Ở giai đoạn chưa giặt, thực hiện việc Tagging.
  • Tagging bằng súng/máy bắn Ghim cố định các nếp gắp theo thiết kế.
  • Giữ nguyên kim ghim trong các quá trình giặt.
  • Sau các quá trình giặt hiệu ứng sẽ nổi lên.
  • Loại bỏ kim ghim, đôi khi có xuất hiện lỗ nhỏ ở các lỗ kim ghim.

Video chi tiết về cách thực hiện 

Grinding and Destroy – Tạo vết xé, vết rách, lỗ trên quần jeans 

Với xu hướng mới của tuổi trẻ lên ngôi, các loại quần jeans có vết rách, vết xé, lỗ hỏng ngày càng bán chạy được ưa chuộng trên thị trường. Hiệu ứng này thường được làm khi quần jeans ở giữa 2 quá trình giặt (giữa Wet Wash Processes I & II). Các vết rách, xé, lỗ hỏng thường được cơ sở may jeans tạo ra  bằng sử dụng các loại máy mài mô- tơ điện (loại cầm tay), một số loại máy mài dùng trong xưởng gỗ, xưởng mài đá đã được cải tiến để phù hợp cho quá trình gia công này.

Máy mài điện được sử dụng trong việc tạo ra vết cạ nhỏ ở vị trí túi  quần.
Máy mài điện cầm tay được sử dụng trong việc tạo ra vết cạ nhỏ ở vị trí túi quần.

Các dụng cụ cần có trong phương pháp này

  • Máy mài điện – dùng để tạo ra các vết sờn, xước vải, vết cọ.
  • Đá mài – Kích cỡ đá mài khác nhau tùy nhu cầu.
  • Máy mài dùng cho xưởng gỗ, mài đá đã được cải tiến.
  • Kéo, dao, nhíp….- dùng để tạo ra các lổ hổng trên quần jeans.
  • Tay nghề khéo léo của người nhân công.

Vị Trí thường thấy của các vết xé/rách/lỗ trên quần jeans

  • Vết Cọ – Scrape là vết rách nhỏ thường xuất hiện ở phần phía trên cùng của quần, sau túi quần, phần gấu quần.
  • Vết Xé – Shreds loại này thường xuất hiện ở vùng đùi trước hoặc vùng đùi cao sát mông, vùng gối
  • Lỗ thủng – Hole loại này thường xuất hiện ở vùng đầu gối, ống của quần.

Chi tiết hơn có tại đây: Tìm hiểu tên và vị trí của các vết rách

Các loại vết rách cơ bản có trong quần Jeans
Tên và vị trí cơ bản của các loại vết rách cơ bản có trong quần Jeans

Video chi tiết về cách làm

Overall Wrinkle – Tạo hiệu ứng nhăn bằng Resin

Đây là phương pháp tạo hiệu ứng nhăn vĩnh viễn bằng cách sử dụng hóa chất nhựa ( resin). Nó được áp dụng cho các loại vải như denim, twill, canvas, poplin, đan, viscose, nylon, vv. Ở quần jeans, hiệu ứng nhăn toàn bộ quần được làm sau khi đã hoàn thành tất cả các loại quy trình khô và ướt.

Hiệu ứng nhăn toàn bộ quần trên một sản phẩm quần jeans.
Hiệu ứng nhăn toàn bộ quần trên một sản phẩm quần jeans.

Tỷ lệ sử dụng Resin và nước

  • Resin 20%
  • Nước 80%

Sơ lược cách làm như sau

  • Quần được bó lại có thể bằng dây hay túi lưới để tạo độ nhăn.
  • Ngâm toàn bộ mẻ  quần vào máy wash với hỗn hợp Resin 20% –  Nước 80%.
  • Để nhiệt độ trong máy wash ổn định ở nhiệt độ  50°c, trong 10 – 15 phút.
  • Đưa quần jeans đã được sử  lý vào lò nung nhiệt độ cao trung bình từ 140 ° C đến 160 ° C, Thời gian 10 -15 phút.
  • Sau quá trình sử lý như trên nhựa Resin sẽ trở thành không tan với nước , do đó sẽ giữ lại vết nhăn đã tạo vĩnh viễn trên áo quần, không bị mất đi trong quá trình sử dụng, kể cả giặt giũ.

3D Wrinkle – Tạo hiệu ứng nếp nhăn 3D bằng Resin

Quần jeans được tạo hiệu ứng với các nếp nhăn 3D bằng nhựa low Formaldehyde Resin hoặc Resin DMDHEU kết hợp với chất xúc tác, hồ mềm và Polyurethane. Các loại hóa chất này ngăn cản sự chuyển đổi sang vị trí bình thường của sợi vải và gây ra nếp nhăn hoặc nếp gấp trên quần jeans.

Hiệu ứng 3D Wrinkle trên một sản phẩm quần jeans
Hiệu ứng 3D Wrinkle trên một sản phẩm quần jeans

Các loại Hóa chất cần thiết

  1. Nước
  2. Resin
  3. Các chất phụ trợ, xúc tác khác.

Sơ lược cách làm 3D Wrinkle

  • Nhún hoặc phun vào hỗn hợp như trên vào quần jeans.
  • Tạo các nếp gấp 3D bằng tay/máy như thiết kế mong muốn.
  • Quần jeans được chuyển qua máy sấy nóng – Máy 3D crinkle machine.
  • Nhiệt độ sấy, thời gian sấy sẽ do nhà sản xuất hóa chất khuyến cáo.
  • Quần jeans sau quá trình trên sẽ giữ lại vết nhăn đã tạo vĩnh viễn.

Video Sơ lược về cách làm trên máy 3D crinkle machine.

P.P. Spray – Phun thuốc tím KMnO4 tạo hiệu ứng sáng màu.

P.p Spary – Potassium permanganate Spary (Kali permanganat Spary) hay còn được gọi là phương pháp phun thuốc tím (KMnO4). Đây là phương pháp này sử dụng Kali permanganat phun vào những bộ phận cụ thể của quần jeans khiến chúng phai màu và mang lại hiệu ứng sáng bóng. Nó thường được thực hiện trên quần jeans ở các vị trí đã qua quá trình chà nhám tạo hiệu ứng (Hand scraped area) nhằm làm nổi bật hơn, tăng hiệu ứng sáng màu so với phần còn lại của quần. Ngoài ra nhiều cơ sở còn cho thêm axit axetic hoặc axit photphoric để tăng thêm hiệu quả của hiểu ứng. Cách làm này được thực hiện ở giữa 2 lần Wash.

Hiệu ứng sáng bóng trên một mẫu quần jeans sử dụng phương pháp phun KMno4
Hiệu ứng sáng bóng trên một mẫu quần jeans sử dụng phương pháp phun KMno4

Hóa chất cần & Tỷ lệ pha KMnO4

  • Nước thường
  • Pha thuốc tím (KMnO4) với nước tỷ lệ nồng độ 15 – 25 g/lít
  • Axit axetic hoặc axit photphoric tùy theo nhu cầu

Dụng cụ cần thiết cho quá trình

  • Hình nộm bong bóng.
  • Súng phun sơn dùng trong nghề sơn.
  • Bao tay + đồ bảo hộ lao động.

Sơ lược cách làm của phương pháp này

  • Quần jeans được chèn vào hình nộm bong bóng.
  • Bơm căng hình nộm lên.
  • Dùng súng phun sơn với hỗn hợp phun lên các vị trí theo yêu cầu.

Lưu ý thêm: Ban đầu khi phun xong , các bạn sẽ thấy thuốc tím vẫn có màu tím hồng. Sau một khoản thời gian, thuốc tím trên quần sẽ chuyển thành màu nâu như màu bùn khi khô (Manganese oxide – Mangan dioxit – Mno2). Quần Jeans sẽ được để im chờ cho tới khi toàn bộ thuốc tím (KMnO4) khô hoàn toàn. Và khi toàn bộ số hóa chất KMnO4 chuyển sang màu nâu, mẻ quần jeans đã sẵn sàng cho quá trình giặt trung hòa tiếp theo.

Sau một khoản thời gian, thuốc trên áo quần sẽ chuyển sang màu nâu như màu bùn khi khô (Manganese oxide)
Sau một khoản thời gian, thuốc tím trên quần jeans sẽ chuyển thành màu nâu như màu bùn khi khô (Manganese oxide – Mangan dioxit – Mno2)

Hướng dẫn điều chỉnh cường độ sáng

Trong quá trình phun thuốc chúng ta có thể tùy chỉnh cường độ của hiệu ứng sáng bóng qua những cách sau:

  • Điều chỉnh khoảng cách: Khoảng cách phun giữa súng và quần càng gần thì sẽ cho hiệu ứng rõ ràng và sắc nét hơn, càng xa hơn sẽ cho hiệu ứng sáng và nhẹ hơn.
  • Điều chỉnh áp suất của súng phun: Áp suất cao sẽ phun lượng thuốc ra nhiêu hơn từ đó cho ra hiệu ứng rõ ràng, sắc nét.
  • Điều chỉnh tỷ lệ thuốc: Tỷ lệ giữa nước và thuốc tím cũng là một nhân tố quyết định trong việc tạo hiệu  ứng  như mong muốn. Nồng độ cao mức độ tẩy sáng càng lớn.
Điều chỉnh Khoảng cách/Áp suất súng phun/ Nống độ thuốc sẽ giúp có được hiệu ứng như yêu cầu.
Điều chỉnh Khoảng cách/Áp suất súng phun/ Nống độ thuốc sẽ giúp có được hiệu ứng như yêu cầu.

P.P/Bleach Spot – Hiệu ứng chấm trắng, vàng trên quần jeans.

Hiệu ứng các đốm chấm xuất hiện ở các vị trí ngẫu nhiên trên quần jeans được tạo ra bằng phương pháp “Vãy” hỗn hợp KMnO4 hoặc dùng thuốc tẩy.

Hiệu ứng điểm trắng xuất hiện trên nên vải Jeans sau khi sử dụng PP vãy hỗn hợp KMnO4.
Hiệu ứng điểm trắng xuất hiện trên nên vải Jeans sau khi sử dụng PP vãy hỗn hợp KMnO4.

Có 2 cách tạo hiệu ứng như sau

Thuốc tím tạo hiệu ứng dấu chấm màu trắng

Chuẩn bị dung dịch thuốc tím (KMnO4), vãy dung dịch ngẫu nhiên vào quần jeans hoặc thả có kiểm soát vào các khu vực mong muốn. Sau quá trình giặt trung hòa, các vết/dấu chấm màu trắng sẽ xuất hiện trên quần jeans.

Thuốc tẩy tạo hiệu ứng dấu chấm màu vàng

Sử dụng thuốc tẩy nhỏ lên bề mặt của quần jeans ở những nơi mình mong muốn tạo hiệu ứng. Qúa trình Oxy hóa (oxidation) sẽ tạo ra những điểm màu vàng trên nền vải quần jeans. Giặt qua là có thể mặc được.

Whiskering Laser Machine – Dùng máy Laser hiện đại tạo hiệu ứng 

Phương pháp sử dụng máy đốt bằng tia Laser để tạo mẫu cho quần jeans là phương pháp hiên đại đang được nhiều cơ sở sản xuất jeans áp dụng.

Công nhân đang gia công quần jeans bằng máy bắn Laser
Công nhân đang gia công quần jeans bằng máy đốt dùng tia Laser Co2

Sơ lược cách làm

  • Mẫu thiết kế sẽ được vẽ đồ họa trên photoshop or illustrator
  • Mẫu thiết kế sẽ được nạp vào máy đốt Laser.
  • Setup  chỉnh cường độ Laser tùy theo độ dày của vải quần jeans.
  • Công nhân bắt đầu  quá trình đốt theo vị trí yêu cầu.
  • Chuyển mẻ quần jeans qua công đoạn Wash để loại bỏ vết cháy, hình desgin sẽ hiện rõ lên như mong muốn.

Video cách làm chi tiết

Kết lại mục đích của bài viết này

Bài viết nhằm mục đích giúp các bạn có thêm được kiến thức và mường tượng được Wash khô ở quần jeans là gì và nó diễn ra như thế nào.

Trên đây chỉ là một số các phương pháp gia công khô không sử dụng máy Wash trong quá trình sản xuất mặt hàng quần jeans bạn đang sử dụng hàng ngày. Mong bài viết sẽ bổ xung thêm kiến thức cho các bạn có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Cám ơn các bạn đã đọc qua. 

Bài viết được viết bởi DOSI

SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline

Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/

Google Map: https://goo.gl/maps/wcy4GKtSuZz

Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM

Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!