Little’s Law là một công thức trong lý thuyết hàng đợi và quản lý hoạt động, được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa số lượng mặt hàng trong quy trình (Work in Process – WIP), thời gian trung bình một mặt hàng ở trong quy trình (Lead Time), và tốc độ xử lý trung bình (Throughput).
Công thức của Little’s Law được biểu diễn như sau:
L= λ × W
- L = “Work in Progress (WIP)”
- λ = “Throughput”
- W = “Lead time.”
Cụ thể hơn trong đó:
- L: Số lượng mặt hàng trung bình đang hiện diện trong cả quy trình (Work in Process – WIP).
- λ (lambda): Tốc độ xử lý trung bình (Throughput), là số lượng mặt hàng hoàn thành trong một đơn vị thời gian.
- W: Thời gian trung bình một mặt hàng ở trong quy trình (Lead Time).
Định nghĩa L – Work in Progress:
Work in Progress (WIP) là thuật ngữ chỉ “SỐ LƯỢNG” công việc đang được thực hiện đang được thực hiện hoặc gia công mà chưa hoàn thành hoặc chưa đạt được trạng thái cuối cùng của chúng (Đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc trong nhà máy vào bất kỳ thời điểm nào). Ví dụ về WIP trong ngành may mặc có thể là số lượng sản phẩm đang được may tại một dây chuyền sản xuất vào thời điểm cụ thể. Giả sử một nhà máy may mặc có dây chuyền sản xuất áo sơ mi và áo khoác, và vào lúc nào đó, có tổng cộng 20.000 chiếc áo đang trong quá trình may (đang chờ hoặc đang được may). Trong trường hợp này, WIP của nhà máy là 20.000 áo.
Định nghĩa λ – Throughput:
Throughput, là thuật ngữ chỉ “SỐ LƯỢNG” đơn hàng hoặc sản phẩm hoàn thiện mà hệ thống sản xuất hoặc xử lý được trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của hệ thống sản xuất của nhà máy. Ví dụ, nếu một nhà máy may mặc sản xuất trung bình 100 chiếc áo sơ mi mỗi ngày, thì λ (Throughput) của nhà máy đó là 100 áo / Ngày. Throughput cung cấp thông tin quan trọng cho việc quản lý sản xuất và lập kế hoạch, giúp đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Định nghĩa W – Lead Time
Lead Time là thuật ngữ chỉ “THỜI GIAN CẦN THIẾT” để toàn bộ đơn hàng được hoàn thiên trong hệ thống nhà máy may mặc. Giả sử một nhà máy may mặc đang có đơn hàng 20,000 áo sơ mi đang chờ được gia công. Ta có thể áp dụng công thức Little’s Law để tính toán Lead Time (W) dựa trên thông tin về số lượng đơn hàng (L) và tỷ lệ đơn hàng đến (λ).
Thông tin đơn hàng cụ thể như sau:
- L (Lead Time) = 20,000 áo sơ mi (đây là số lượng hàng hoá trong hệ thống sản xuất, tức là WIP).
- (Throughput) là số lượng áo sơ mi hoàn thành và xuất xưởng mỗi ngày hoặc mỗi giờ. Giả sử nhà máy này có thể hoàn thành và xuất xưởng 100 áo sơ mi mỗi ngày.
Để tính W:
- W = L / λ
- W = 20.000 / 100 = ngày.
Kết luận:
Vậy, Lead Time (W) trung bình để sản xuất và hoàn thành một đơn hàng áo sơ mi trong nhà máy này là 200 ngày. Đây là thời gian mà một đơn hàng áo sơ mi bắt đầu từ khi được đặt hàng cho đến khi hoàn thành và sẵn sàng xuất xưởng, với giả định rằng công suất sản xuất là 100 áo sơ mi mỗi ngày. Vậy giả sử chúng ta cần hoàn thiện đơn hàng trong 50 ngày thì ta cần phải tăng Throughput từ 100 sản phẩm -> 400 sản phẩm.
- W = L / λ
- W = 20.000 / 400 = ngày.
Ngoài việc ta có thể mở rộng dây chuyển sản xuất của đơn hàng thì ta có thể xem qua bài viết này: 7 Cách Tăng Năng Suất, Giảm Thời Gian Sản Xuất Hàng May Mặc
Thêm Các Ví Dụ Thật Tế Về Sử Dụng Công Thức Little’s Law:
Công thức Little’s Law là một công cụ quan trọng trong lý thuyết hàng đợi và quản lý hoạt động, có thể áp dụng rất hiệu quả trong ngành công nghiệp may mặc. Bằng cách áp dụng công thức này, các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, cải thiện hiệu suất và giảm thiểu chi phí. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể và chi tiết về cách sử dụng Little’s Law trong ngành may mặc:
Ví dụ 1: Quản lý số lượng, dự đoán thời gian hoàn thành đơn hàng.
Thông tin cần thiết trước khi sử dụng công thức:
- L: WIP (Work in Process): Số lượng sản phẩm đang được xử lý trong quy trình sản xuất.
- λ: Throughput (tốc độ xử lý): Số lượng sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian.
- W: Lead Time (thời gian hoàn thành): Thời gian trung bình để sản phẩm đi qua toàn bộ quy trình sản xuất.
Cách áp dụng công thức:
Giả sử một nhà máy may mặc có 300 sản phẩm đang được xử lý (L: WIP) và tốc độ hoàn thành là 60 sản phẩm mỗi giờ (λ: Throughput). Thì cách tính toán thời gian hoàn thành trung bình (W: Lead Time) sử dụng công thức Little’s Law cụ thể như sau:
Giả thích ý nghĩa và Ứng dụng:
- Giải thích: Điều này có nghĩa là, trung bình một sản phẩm sẽ mất khoảng 5 giờ để hoàn thành từ khi bắt đầu sản xuất đến khi được xuất xưởng.
- Ứng dụng: Công thức này giúp các doanh nghiệp may mặc quản lý và dự đoán thời gian hoàn thành sản phẩm một cách chính xác hơn, từ đó có thể lập kế hoạch sản xuất, phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả hơn.
Ví dụ 2: Tối ưu hóa tốc độ sản xuất
Thông tin cần thiết trước khi sử dụng công thức:
- L: WIP (Work in Process): Số lượng sản phẩm đang được xử lý trong quy trình sản xuất.
- λ: Throughput (tốc độ xử lý): Số lượng sản phẩm hoàn thành trong một đơn vị thời gian.
- W: Lead Time (thời gian hoàn thành): Thời gian trung bình để sản phẩm đi qua toàn bộ quy trình sản xuất.
Cách áp dụng công thức:
Chúng ta cùng nhau xem xét một trường hợp ví dụ một nhà máy với mục tiêu tháng này phải may được 5.000 hàng. Nhưng Quản Lý muốn giảm thời gian hoàn thành (Lead Time) từ 30 ngày xuống còn 26 ngày (để có được 4 ngày Nghỉ phép). Tính toán cần điều chỉnh số lượng sản phẩm đang xử lý (WIP) hoặc tăng tốc độ sản xuất (Throughput) để đạt được thời gian hoàn thành mong muốn:
Hiện tại, chúng ta biết rằng:
- Mục tiêu số lượng sản phẩm cần đạt trong tháng là 5,000 áo.
- Thời gian hoàn thành mục tiêu (Lead Time) mong muốn là 26 ngày.
Đầu tiên, ta tính Throughput (tốc độ sản xuất) cần để đạt được mục tiêu:
- λ = L / W
- λ = 5.000 / 26 Ngày = 192.31 Áo / Ngày
Giả thích ý nghĩa và Ứng dụng:
Tóm lại, để đạt mục tiêu sản xuất 5,000 áo sơ mi trong tháng và giảm Lead Time xuống còn 26 ngày, nhà máy có thể tăng tốc độ sản xuất lên khoảng 192.31 áo/ngày hoặc điều chỉnh số lượng sản phẩm đang xử lý (WIP) để đảm bảo rằng các mục tiêu sản xuất được đạt được một cách hiệu quả và kịp thời.
Vậy làm thế nào để tăng λ Throughput?
Các yếu tố như chất lượng sản phẩm, multi-tasking, teamwork, kiến thức và kỹ năng của đội ngũ, cùng nhiều yếu tố ngoại cảnh khác, đều có thể ảnh hưởng đến Throughput (tốc độ xử lý) trong công thức Little’s Law.
- Chất lượng sản phẩm: Độ chấp nhận được của sản phẩm là một yếu tố cần xem xét trong quá trình sản xuất. Nó quyết định mức độ nỗ lực mà đội ngũ cần bỏ ra để đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu.
- Multi-tasking: Việc thành viên trong nhóm thực hiện nhiều công việc đồng thời có thể dẫn đến giảm năng suất. Sự phân tán tập trung và thời gian chuyển đổi giữa các nhiệm vụ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của sản xuất.
- Teamwork: Mức độ hiểu biết và sự hợp tác trong nhóm sản xuất cũng rất quan trọng. Nhóm mới thành lập hay nhóm đã có sự hợp tác lâu năm có thể có những khác biệt trong cách làm việc và đạt được hiệu quả khác nhau. Việc giải quyết mâu thuẫn nội bộ cũng là yếu tố quan trọng đối với sự liên tục của quá trình sản xuất.
- Kiến thức và kỹ năng: Sự đa dạng về kiến thức và kỹ năng của đội ngũ sản xuất cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của sản xuất. Việc đảm bảo rằng tất cả các thành viên có đủ khả năng và kỹ năng để hoàn thành công việc góp phần quan trọng vào thành công của dự án.
- Các yếu tố ngoại cảnh khác cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và cần được tính đến để đảm bảo sự liên tục và hiệu quả trong sản xuất.
Tầm Quan Trọng của Little’s Law trong Ngành May Mặc
- Hiểu và Quản lý Số Lượng Sản Phẩm Đang Sản Xuất (L: Work in Process): Trong ngành may mặc, việc hiểu và quản lý số lượng sản phẩm đang được xử lý tại bất kỳ thời điểm nào (Work in Process – WIP) là rất quan trọng. Little’s Law giúp các nhà quản lý sản xuất xác định chính xác số lượng sản phẩm đang trong quy trình, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tình trạng tồn kho quá mức.
- Tối Ưu Hóa Thời Gian Sản Xuất (W: Lead Time): Little’s Law giúp các nhà quản lý hiểu rõ mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm đang xử lý và thời gian hoàn thành. Bằng cách điều chỉnh các yếu tố này, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian sản xuất, giúp sản phẩm nhanh chóng đến tay khách hàng, từ đó nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Cải Thiện Hiệu Suất Sản Xuất (λ: Throughput): Tốc độ xử lý trung bình (Throughput) là một chỉ số quan trọng trong Little’s Law. Bằng cách theo dõi và tối ưu hóa tốc độ này, các doanh nghiệp may mặc có thể cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm thời gian chờ đợi và tăng sản lượng.
- Quản Lý Tồn Kho Hiệu Quả: Tồn kho trong ngành may mặc không chỉ bao gồm sản phẩm hoàn thiện mà còn bao gồm nguyên vật liệu và bán thành phẩm. Little’s Law giúp xác định mức tồn kho tối ưu, giảm thiểu lãng phí và chi phí lưu kho, từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả kinh doanh.
- Dự Báo và Lập Kế Hoạch Sản Xuất: Với sự hỗ trợ của Little’s Law, doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu sản xuất và lập kế hoạch một cách chính xác hơn. Điều này giúp chuẩn bị tốt hơn về nhân lực, máy móc, và nguyên vật liệu, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
- Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm: Bằng cách quản lý tốt các yếu tố trong Little’s Law, doanh nghiệp có thể giảm thiểu các lỗi phát sinh do quá tải quy trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Kết Luận
Little’s Law là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp may mặc tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó nâng cao hiệu suất, giảm thiểu lãng phí và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Việc hiểu và áp dụng hiệu quả Little’s Law có thể đem lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh và phát triển bền vững. Việc áp dụng Work in Progress Limit cho phép bạn tạo ra một quy trình làm việc trôi chảy và sử dụng năng lực làm việc của nhóm ở mức tối ưu bằng cách:
- Ngăn quá trình làm việc của nhà máy may bị quá tải
- Giúp xác định vị trí chặn và giảm bớt tắc nghẽn trong quy trình làm việc của bạn
- Mang đến cho bạn cơ hội cung cấp giá trị cho khách hàng cuối nhanh nhất có thể
- Ngăn chặn việc chuyển đổi ngữ cảnh liên tục giữa các hạng mục công việc
Xưởng May Gia Công DOSI, với 7 năm kinh nghiệm trong ngành may chuyên thực hiện các dịch vụ may gia công các loại quần áo như: quần jeans, quần khaki, áo sơ mi, đồng phục công ty, đồng phục học sinh, khẩu trang vải, găng tay, may nón, váy đầm, đồ bộ, thơi trang nữ, áo khoác, tất vớ….… theo yêu cầu đặt hàng của khách hàng. Số lượng nhận may không giới hạn – Giá cả đàng hoàng – Quy trình rõ ràng – Chất lượng đảm bảo. Ngoài ra chúng tôi còn liên kết với 2 Xưởng khác: Chuyên may đồ y tế và Sản xuất áo mưa. Địa Chỉ Văn Phòng Công Ty: 244/20A Lê Văn Khương, P. Thới An, Q.12, TPHCM, SĐT: 0947472211 – (Chị Hạnh) HOTLINE 24/7
Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Khẩu Trang Vải 2 Lớp Thêu Logo TipTop Nails
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Vải Kaki In Logo Cty Du Lịch Hành Trình Không Giới Hạn
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A03 3355 Đo Độ Dây Màu Vải – Grey Scale for Staining
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A02 3305 Đo Độ Bền Màu Vải – Gray Scale For Color Change
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Lưới 3/4 Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand Của Khách Hàng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Nhuộm Nhiều Màu Sắc Có Lưới Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand
Đồng Phục Học Sinh
Nón Kết In LOGO EGA Trung Tâm Anh Ngữ Quốc Tế
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cao Tới Mắt Cá Chân Thêu Logo D&G
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Trắng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Xám
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Đen
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cổ Cao Cotton Hướng Đạo Sinh Được May Theo Yêu Cầu
Tin tức & Mẹo Vặt Thời Trang
Mũ Nón Bao Tóc Công Nhân, May Nón Vải Trùm Tóc Bảo Hộ Lao Động
3 Kiểu Mũ Nón Được Các Công Ty Đặt Hàng Nhiều Nhất
Top 7 Kiểu Mũ Nón Được Ưa Chuộng Nhất Tại Việt Nam
Cách Chọn Nón Lưỡi Trai Nam Phù Hợp Với Từng Khuôn Mặt
Các Công Cụ Để Đo Số Đo Chính Xác Trong Ngành May
Hướng Dẫn Đo Số Đo Cơ Thể, Quần Áo Tiêu Chuẩn Khi May Trang Phục
Các Loại Áo Blazer Khác Nhau Cho Nam và Nữ
Sợi Nấm Làm Quần Áo, Tương Lai Ngành May Mặc Bền Vững