Trong ngành may mặc, việc kiểm tra độ bền màu là rất quan trọng để đảm bảo sản phẩm của bạn đạt chất lượng cao. Thước Xám (Grayscale) là một trong những dụng cụ hữu ích giúp bạn đánh giá độ bền màu của vải khi tiếp xúc với ánh sáng hoặc nước. Sử dụng thước xám, bạn có thể xác định mức độ phai màu, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm. Thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách sử dụng và ý nghĩa của thước xám trong quy trình sản xuất của bạn.
Thước xám (Grayscale) là gì?
Thước Xám (grayscale) là một thang đo được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng màu sắc của các vật liệu trong ngành may mặc. Bạn cần hiểu rằng thước xám cung cấp một tiêu chuẩn cụ thể cho việc đánh giá độ bền màu, thông qua một dải màu từ trắng đến đen, với các cấp độ khác nhau giữa hai điểm cực đoan này. Sự phân loại này giúp bạn dễ dàng so sánh mức độ phai màu của vải hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác sau khi tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng mặt trời, nước hay ma sát.
Với thước xám, một số tiêu chuẩn phổ biến được sử dụng để phân loại chất liệu bao gồm các quy trình thử nghiệm khác nhau, từ khả năng chịu đựng ánh sáng, nước cho đến độ ma sát. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về mức độ bền màu của các sản phẩm may mặc mà bạn đang làm việc. Thước Xám (tiếng Anh: Grayscale) là loại dụng cụ được dùng trong ngành dệt may để kiểm tra độ bền màu nhuộm của sản phẩm như vải và các sản phẩm nhuộm khác. Thước xám (Grayscale) được sản xuất theo các tiêu chuẩn như: AATCC, ISO, JIG, BG…
=> Xem thêm: Vải Đa Sợi (Multifiber Adjacent Fabric) Là Gì? Tiêu Chuẩn, Chất Lượng
Có mấy loại thước xám?
Thước Xám Đo Độ Bền Màu | GreyScale for Color Change |
Thước Xám Đo Chạy Màu | GreyScale for Staining |
Tiêu chuẩn | AATCC, ISO, JIG, BG |
Ứng dụng | Kiểm tra độ bền màu nhuộm của vải, sản phẩm nhuộm khác |
Mức đánh giá | Từ 1 (kém) đến 5 (tốt) |
Có 2 loại thước xám bao gồm:
- Thước xám đo độ bền màu. (tiếng Anh: GreyScale for color change): sự thay đổi màu sắc trước và sau khi thử nghiệm.
- Thước xám đo độ chạy màu (tiếng Anh: GreyScale for staining): màu sắc dây lên các vật liệu không được nhuộm và tiếp xúc với sản phẩm thử nghiệm.
Thước xám đo độ bền màu – GreyScale for color change
Thước xám dùng để đo độ bền màu (tiếng Anh: GreyScale for color change) được thiết kế bao gồm mười cặp màu xám. Những cặp màu này đánh số từ 1 đến 5.
- Ở cấp số 5 có hai màu xám giống hệt nhau điều này chứng tỏ độ bền màu rất tốt.
- Ở cấp số 1 màu xám cho thấy sự tương phản lớn nhất cho ta thấy được độ bền màu là kém
- Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 cho ta thấy được độ bền màu trung bình tăng dần từ 5 -> 1.
Hướng dẫn sử dụng
Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu (không xử lý kiểm tra) và so sánh độ tương phản trong tủ soi màu, dựa vào thang trên thước xám (Grayscale) này để đánh giá. Khi không có sự thay đổi về màu sắc của mẫu kiểm tra mẫu so với màu ban đầu , mẫu đó sẽ được phân loại là 5 tức là độ bền màu rất tốt. Tương tự, sự thay đổi màu của mẫu quá nhiều gây ra mức tương phản như cặp xám số 1, nó sẽ bị đánh giá độ thay đổi màu cấp 1, hay là độ bền màu rất kém.
Xem Thông Tin Thước Xám Đo Độ Bền Màu
Thước xám đo chạy màu – GreyScale for staining.
Thước xám dùng để đo chạy màu (GreyScale for staining) được thiết kế bao gồm mười cặp màu trắng và xám. Những cặp màu này được đánh số từ 1 tới 5.
- Ở cấp số 5 có hai mày bao gồm hai màu trắng giống hệt nhau. Điều này chứng tỏ màu không xảy ra hiện tượng chạy màu (dây màu, lem màu).
- Ở cấp số 1 có hai màu bao gồm một màu xám và một màu trắng với cường độ màu khác biệt lớn nhất trong thang màu. Điều này cho thấy sự tương phản lớn, từ đó ta có thể nhận xét được rằng hiện tượng chạy màu diễn ra là rất lớn, nên suy ra độ bền màu của vật liệu thử nghiệm là Kém nhất
- Ở cấp số 2, 3, 4 có sự tương phản trung bình, mức độ tương phản tăng dần từ 5 xuống 1 với mức độ tương phản tăng dần. Điều này cho ta biết mức độ bền màu của vật liệu thử nghiệm giảm dần từ 5 xuống 1.
Hướng dẫn sử dụng
Mẫu màu sau khi kiểm tra sẽ được so màu với mẫu màu ban đầu (không xử lý kiểm tra) và so sánh độ tương phản trong tủ soi màu, dựa vào thang trên thước xám này để đánh giá. Khi không có hiện tượng chạy màu xảy ra (dây màu, lem màu) thì mẫu đó được xếp loại ở cấp số 5, tức là độ bền màu vật liệu là tốt nhất.
XEM THÔNG TIN THƯỚC XÁM ĐO ĐỘ DÂY MÀU
Những tiêu chuẩn của thước xám
Thước xám (Grayscale) thường được sản xuất theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tùy thuộc vào thị trường hay yêu cầu trong hợp đồng đối tác khách hàng thì chúng ta sẽ sử dụng các loại thước xám theo những tiêu chuẩn đó.
Những tiêu chuẩn gồm có hiện này:
- Tiêu chuẩn AATCC áp dụng cho thị trường Mỹ
- Tiêu chuẩn ISO, SDC áp dụng cho thị trường Châu Âu.
- Tiêu chuẩn JIS áp dụng cho thị trường Nhật Bản
- Tiêu chuẩn GB áp dụng cho thị trường Trung Quốc.
- Tiêu chuẩn ISO áp dụng chung cho nhiều quốc gia.
Thước Xám AATCC
Thước xám AATCC gồm 2 loại là Thước xám kiểm tra độ thay đổi màu và Thước xám kiểm tra độ dây màu.
Trong đó gồm có:
- Thước Xám Model: AATCC EP1 – ISO 105-A02
- Thước Xám Model: AATCC EP2 – ISO 105-A03
Thước Xám Model: AATCC EP1 – ISO 105-A02
Thước Xám AATCC EP1 – ISO 105-A02 là loại thước xám của Mỹ dựa theo tiêu chuẩn của AATCC (tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may Hoa Kỳ) dùng để đo độ bền màu.
Thước Xám Model: AATCC EP2 – ISO 105-A03
Thước Xám AATCC EP1 – ISO 105-A02 là loại thước xám của Mỹ dựa theo tiêu chuẩn của AATCC (tiêu chuẩn của hiệp hội khoa học & màu sắc của các nhà dệt may Hoa Kỳ) dùng để đo độ dây màu của vải
Cách bảo quản thước xám sau khi sử dụng
- Khi sử dụng phải giữ thước xám sạch sẽ.
- Sử dụng găng tay để tránh lưu lại dấu vân tay trên bề mặt thẻ màu.
- Nếu phát hiện có dấu vết làm ảnh hưởng tới sự đánh giá của thước thì cần phải thay thước xám khác.
- Cố gắng chạm tới bề mặt của thước để tránh tổn hại tới thước.
- Nếu bề mặt đo so sánh màu của thước xám bị tổn hại cần phải thay thế.
- Khi sử dụng xong thước xám nên để vào trong hộp tráng ánh sáng trực tiếp.
Địa Chỉ Mua Thước Xám AATCC Uy Tín Tại Việt Nam
- SĐT/Zalo: 0947472211 – Hotline
- Mail: xmds.xuongmaydosi@gmail.com
- Facebook: https://www.facebook.com/xuongmaydosi/
- Địa Chỉ: 244/20 Lê Văn Khương, P. Thới An, Quận 12, TPHCM
Bài Viết Được Viết Bởi Xưởng May Gia Công DOSI – Chuyên nhận may gia công các loại quần áo theo yêu cầu, đơn đặt hàng của đối tác.
Tham khảo một số dịch vụ của chúng tôi:
- Dịch vụ may quần jean: https://xuongmaydosi.com/xuong-may-gia-cong-quan-jeans-tphcm/
- Dịch vụ may gia công quần/áo theo yêu câu: https://xuongmaydosi.com/
Tôi là Trần Thúy Lan, tôi có niềm đam mê với ngành may mặc, hiện tại tôi là CEO của Xưởng May Gia Công DOSI chuyên thực hiện các dịch vụ như may gia công các sản phẩm quần jeans dành cho nam, nữ, trẻ em, big size, quần khaki, áo sơ mi, đồng phục công ty, đồng phục học sinh cấp 1-2-3… Cảm ơn các bạn đã dành thời gian ghé thăm và đọc các bài viết chia sẻ tại website XuongMayDOSI.com
Đừng Rời Đi Vì Còn Rất Nhiều Mẫu Hàng Mới Xuất Xưởng Đang Đợi Bạn Khám Phá Tại “DOSI”!
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Khẩu Trang Vải 2 Lớp Thêu Logo TipTop Nails
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Vải Kaki In Logo Cty Du Lịch Hành Trình Không Giới Hạn
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A03 3355 Đo Độ Dây Màu Vải – Grey Scale for Staining
Tất Cả Mẫu Sản Phẩm
Thước Xám SDC ISO 105-A02 3305 Đo Độ Bền Màu Vải – Gray Scale For Color Change
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Lưới 3/4 Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand Của Khách Hàng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Nón Kết Nhuộm Nhiều Màu Sắc Có Lưới Thiết Kế Theo Yêu Cầu Local Brand
Đồng Phục Học Sinh
Nón Kết In LOGO EGA Trung Tâm Anh Ngữ Quốc Tế
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cao Tới Mắt Cá Chân Thêu Logo D&G
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Trắng
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Xám
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Nam, Nữ Loại Cao Dưới Mắt Cá Màu Đen
Hàng Hóa Đã Xuất Xưởng
Vớ Cổ Cao Cotton Hướng Đạo Sinh Được May Theo Yêu Cầu
Tin tức & Mẹo Vặt Thời Trang
Mũ Nón Bao Tóc Công Nhân, May Nón Vải Trùm Tóc Bảo Hộ Lao Động
3 Kiểu Mũ Nón Được Các Công Ty Đặt Hàng Nhiều Nhất
Top 7 Kiểu Mũ Nón Được Ưa Chuộng Nhất Tại Việt Nam
Cách Chọn Nón Lưỡi Trai Nam Phù Hợp Với Từng Khuôn Mặt
Các Công Cụ Để Đo Số Đo Chính Xác Trong Ngành May
Hướng Dẫn Đo Số Đo Cơ Thể, Quần Áo Tiêu Chuẩn Khi May Trang Phục
Các Loại Áo Blazer Khác Nhau Cho Nam và Nữ
Sợi Nấm Làm Quần Áo, Tương Lai Ngành May Mặc Bền Vững